Trước đây mình vẫn dùng VPS để chứa các bản backup sử dụng công cụ Duplicity hoặc Rsync. Tuy nhiên, hiện giờ đã có một phương pháp mới hiệu quả hơn, tiết kiệm hơn (Free), đó là sao lưu lên Cloud với Rclone.
Rclone là một công cụ đồng bộ hóa dữ liệu tương tự Rsync nhưng lại được tập trung phát triển chức năng kết nối với các dịch vụ lưu trữ đám mây.
Ưu điểm của việc sử dụng dịch vụ lưu trữ đám mây đó là tốc độ cao (do có server được đặt trên khắp thế giới), an toàn dữ liệu (không lo ngại các vấn đề phần cứng, network) và nhất là hầu hết đều Free. Mình đặc biệt thích những thứ Free!
Rclone hỗ trợ rất nhiều dịch vụ Cloud thông dụng như:
- Google Drive
- Amazon S3
- Openstack Swift / Rackspace cloud files / Memset Memstore
- Dropbox
- Google Cloud Storage
- Amazon Drive
- Microsoft OneDrive
- Hubic
- Backblaze B2
- Yandex Disk
- SFTP
- The local filesystem
Xem thêm test tốc độ upload Rclone.
Giờ thay vì backup đưa lên VPS khác để lưu trữ, mình chuyển sang sử dụng Google Drive, dung lượng miễn phí 15GB, mua thêm cũng khá rẻ, chỉ 45k/tháng là được 100GB rồi. Bạn nào có tài khoản Google Apps miễn phí nữa thì càng tuyệt vời.
Trong bài viết này sẽ có 2 phần chính, 1 là cài đặt Rclone trên VPS, 2 là sử dụng Rclone để upload backup lên Google Drive. Với những cloud service khác các bạn làm tương tự.
Việc tạo file backup toàn bộ dữ liệu VPS mình đã hướng dẫn chi tiết trong bài viết Hướng dẫn tự động sao lưu toàn bộ VPS, bài viết này sẽ chỉ tập trung vào việc cài đặt tự động upload file nén lên Google Drive. Xem thêm hướng dẫn sử dụng Rclone với Google Drive và các dịch vụ cloud khác tại Rclone Docs.
Kịch bản tự động backup như sau:
- Sao lưu toàn bộ database MySQL, mỗi database một file .gz
- Sao lưu toàn bộ code trong thư mục
/home/domain.com/public_html/
- Sao lưu toàn bộ cấu hình Nginx trong thư mục
/etc/nginx/conf.d/
- Tổng hợp tất cả dữ liệu vào 1 folder
- Upload file backup lên Google Drive vào lúc 2h00 sáng
- Tự động xóa file backup trên VPS sau khi upload xong, xóa file backup trên Cloud nếu quá 2 tuần
Giờ bắt đầu vào việc nhé.
Nội dung bài viết
II. Backup VPS lên Cloud với Rclone
1. Tạo kết nối với Google Drive
2. Tạo kết nối với Amazon Drive/One Drive/Yandex
3. Script backup toàn bộ VPS và upload lên Cloud
4. Tạo cronjob tự động backup hàng ngày
I. Hướng dẫn cài đặt Rclone
1. Cài đặt Rclone
Rclone là một chương trình dòng lệnh nên mình sẽ down xuống rồi di chuyển file chạy đến thư mục /usr/sbin/
của VPS để sử dụng sau này.
– Cài đặt bản mới nhất với hệ điều hành Linux 64bit
cd /root/ wget https://downloads.rclone.org/rclone-current-linux-amd64.zip unzip rclone-current-linux-amd64.zip \cp rclone-v*-linux-amd64/rclone /usr/sbin/ rm -rf rclone-*
– Cài đặt bản mới nhất với hệ điều hành Linux 32bit
cd /root/ wget https://downloads.rclone.org/rclone-current-linux-386.zip unzip rclone-current-linux-386.zip \cp rclone-v*-linux-386/rclone /usr/sbin/ rm -rf rclone-*
Link download trực tiếp các phiên bản Rclone.
Giờ bạn có thể sử dụng lệnh rclone
để xem thêm thông tin sử dụng.
2. Một số câu lệnh thông dụng
Các câu lệnh sử dụng Rclone thường có dạng như sau:
rclone command <parameters> <parameters...>
Trong đó command
là câu lệnh, parameters
là các tham số.
Một số lệnh thông dụng khi dùng Rclone:
- rclone config – Cấu hình kết nối đến dịch vụ cloud.
- rclone copy – Copy files từ server đến cloud, skip nếu đã tồn tại dữ liệu.
- rclone sync – Synchronize giữa server và cloud, chỉ update dữ liệu trên cloud mà thôi.
- rclone move – Move files từ server lên cloud.
- rclone delete – Xóa dữ liệu của folder.
- rclone purge – Xóa dữ liệu của folder và toàn bộ nội dung bên trong.
- rclone mkdir – Tạo folder.
- rclone rmdir – Xóa folder trống tại đường dẫn.
- rclone rmdirs – Xóa toàn bộ folder trống tại đường dẫn. Bộ đếm thời gian bao gồm:
- ms – Milliseconds
- s – Seconds
- m – Minutes
- h – Hours
- d – Days
- w – Weeks
- M – Months
- y – Years
- rclone check – Kiểm tra dữ liệu server và cloud có đồng bộ hay không.
- rclone ls – Liệt kê toàn bộ dữ liệu gồm size và path.
- rclone lsd – Liệt kê toàn bộ thư mục.
- rclone lsl – Liệt kê toàn bộ dữ liệu gồm modification time, size và path.
- rclone size – Trả về kích thước thư mục.
Thông tin chi tiết từng lệnh bạn xem thêm ở đây.
II. Backup VPS lên Cloud với Rclone
1. Tạo kết nối với Google Drive
Đầu tiên chúng ta sẽ cấu hình kết nối Rclone với Google Drive, việc này chỉ phải làm 1 lần duy nhất. Kết nối được tạo tên remote
Kết nối SSH với VPS rồi chạy lệnh:
rclone config
Bạn sẽ nhận được thông báo: No remotes found - make a new one
, nhập n
rồi nhấn Enter để tạo kết nối mới.
Ở dòng name bạn nhập remote
để đặt tên cho kết nối, bạn có thể chọn tên nào cũng được.
Một danh sách các dịch vụ cloud xuất hiện, hãy chọn số 11
, Google Drive rồi nhấn Enter.
Ở 2 dòng tiếp theo Client ID
và Client Secret
bạn hãy để trống nhấn Enter.
Mục Scope that rclone should use when requesting access from drive
chọn 1 – drive
Tiếp theo, để trống với ID of the root folder
và Service Account Credentials JSON file path
Khi được hỏi Use auto config?
hãy nhập n
rồi nhấn Enter. Ngay lập tức, Rclone sẽ đưa ra một đường link, bạn có thể click thẳng vào đó hoặc copy rồi paste vào trình duyệt.
Giao diện sẽ xuất hiện như sau:
Nhấn nút Allow để đồng ý, sau đó bạn sẽ nhận được đoạn mã verification code như hình dưới:
Quay trở lại cửa sổ SSH, copy rồi paste code này vào dòng Enter verification code>
rồi nhấn Enter.
Chọn n tức no đối với Configure this as a team drive?
Rclone cần xác nhận thông tin một lần nữa, bạn nhấn y
để đồng ý rồi nhấn q
để thoát khỏi giao diện cấu hình kết nối.
Toàn bộ quá trình cài đặt sẽ tương tự như sau (bôi đỏ là cần nhập input):
rclone config
No remotes found - make a new one n) New remote s) Set configuration password q) Quit config n/s/q> n name> remote Type of storage to configure. Choose a number from below, or type in your own value 1 / Alias for a existing remote \ "alias" 2 / Amazon Drive \ "amazon cloud drive" 3 / Amazon S3 Compliant Storage Providers (AWS, Ceph, Dreamhost, IBM COS, Minio) \ "s3" 4 / Backblaze B2 \ "b2" 5 / Box \ "box" 6 / Cache a remote \ "cache" 7 / Dropbox \ "dropbox" 8 / Encrypt/Decrypt a remote \ "crypt" 9 / FTP Connection \ "ftp" 10 / Google Cloud Storage (this is not Google Drive) \ "google cloud storage" 11 / Google Drive \ "drive" 12 / Hubic \ "hubic" 13 / Local Disk \ "local" 14 / Mega \ "mega" 15 / Microsoft Azure Blob Storage \ "azureblob" 16 / Microsoft OneDrive \ "onedrive" 17 / OpenDrive \ "opendrive" 18 / Openstack Swift (Rackspace Cloud Files, Memset Memstore, OVH) \ "swift" 19 / Pcloud \ "pcloud" 20 / QingCloud Object Storage \ "qingstor" 21 / SSH/SFTP Connection \ "sftp" 22 / Webdav \ "webdav" 23 / Yandex Disk \ "yandex" 24 / http Connection \ "http" Storage> 11 Google Application Client Id - leave blank normally. client_id> Google Application Client Secret - leave blank normally. client_secret> Scope that rclone should use when requesting access from drive. Choose a number from below, or type in your own value 1 / Full access all files, excluding Application Data Folder. \ "drive" 2 / Read-only access to file metadata and file contents. \ "drive.readonly" / Access to files created by rclone only. 3 | These are visible in the drive website. | File authorization is revoked when the user deauthorizes the app. \ "drive.file" / Allows read and write access to the Application Data folder. 4 | This is not visible in the drive website. \ "drive.appfolder" / Allows read-only access to file metadata but 5 | does not allow any access to read or download file content. \ "drive.metadata.readonly" scope> 1 ID of the root folder - leave blank normally. Fill in to access "Computers" folders. (see docs). root_folder_id> Service Account Credentials JSON file path - leave blank normally. Needed only if you want use SA instead of interactive login. service_account_file> Remote config Use auto config? * Say Y if not sure * Say N if you are working on a remote or headless machine or Y didn't work y) Yes n) No y/n> n If your browser doesn't open automatically go to the following link: https://accounts.google.com/o/oauth2/auth?access_type=offlinexxxx Log in and authorize rclone for access Enter verification code> 4/AABw8gMKPxxxxxxxxxx Configure this as a team drive? y) Yes n) No y/n> n -------------------- [remote] type = drive client_id = client_secret = scope = drive root_folder_id = service_account_file = token = {"access_token":"xxx","token_type":"Bearer","refresh_token":"1/xxx","expiry":"2018-05-16T10:55:03.488381196+07:00"} -------------------- y) Yes this is OK e) Edit this remote d) Delete this remote y/e/d> y Current remotes: Name Type ==== ==== remote drive e) Edit existing remote n) New remote d) Delete remote r) Rename remote c) Copy remote s) Set configuration password q) Quit config e/n/d/r/c/s/q> q
Vậy là xong, giờ bạn có thể test với lệnh liệt kê thư mục trong kết nối remote
:
rclone lsd remote:
2. Tạo kết nối với Amazon Drive/One Drive/Yandex
Hiện nay, bên cạnh GG Drive, các Cloud khác cũng dần trở nên phổ biến và có nhiều ưu đãi cho người dùng. Việc tạo kết nối tới Amazon Drive/OneDrive/Yandex tương tự GG Drive, chỉ khác biệt bước lấy access_token.
Lưu ý: Đối với OneDrive cần chọn đúng loại tài khoản cá nhân Personal/doanh nghiệp Bussiness.
Việc xác thực được thực hiện qua remote machine có trình duyệt (ví dụ máy tính của bạn) với lệnh rclone authorize "tên_cloud"
.
Ví dụ cụ thể OneDrive, đến bước xác thực:
Microsoft App Client Id - leave blank normally. client_id> Microsoft App Client Secret - leave blank normally. client_secret> Remote config Choose OneDrive account type? * Say b for a OneDrive business account * Say p for a personal OneDrive account b) Business p) Personal b/p> p Use auto config? * Say Y if not sure * Say N if you are working on a remote or headless machine y) Yes n) No y/n> n For this to work, you will need rclone available on a machine that has a web browser available. Execute the following on your machine: rclone authorize "onedrive"
Chạy lệnh rclone authorize "onedrive"
tại máy đang sử dụng để lấy access_token.
- Tải Rclone về máy cá nhân (bản cho Windows/OSX) tại Rclone Downloads. Cụ thể, WindowsAMD64 – 64 Bit được rclone-v1.42-windows-amd64. Bên trong có file
rclone.exe
để chạy trên cửa sổ lệnh. Ví dụ đường dẫn fileD:\Rclone/rclone.exe
- Mở ứng dụng CMD của Windows (Run – CMD) rồi chạy lệnh trên với đường dẫn file. Ví dụ,
D:\Rclone\rclone.exe authorize "onedrive"
- Browser bật ra yêu cầu bạn đăng nhập để xác thực. Thành công sẽ hiện thông báo Success. Go back to rclone to continue trên trình duyệt. Quay lại ứng dụng CMD bạn copy access_token để xác thực bên VPS.
C:\Users\HocVPS>D:\Rclone\rclone.exe authorize "onedrive" Choose OneDrive account type? * Say b for a OneDrive business account * Say p for a personal OneDrive account b) Business p) Personal b/p> p If your browser doesn't open automatically go to the following link: http://127.0.0.1:53682/auth Log in and authorize rclone for access Waiting for code... Got code Paste the following into your remote machine ---> {"access_token":"EwD4Aq1DBAAUcSSzoTJJxxx","expiry":"2018-05-16T11:43:25.3184173+07:00""} <---End paste
Chú ý, access_token là một chuỗi kí tự liền mạch nên khi copy từ CMD bạn paste qua trình chỉnh sửa như EmEditor hay Notepad++ để loại bỏ hoàn toàn các kí tự thừa gây cách dòng.
3. Script backup toàn bộ VPS và upload lên Cloud
Trong bài Hướng dẫn tự động sao lưu toàn bộ VPS mình đã chia sẻ script tự động backup VPS, tuy nhiên trong bài này mình sẽ chỉnh sửa lại một chút, để script tự động upload lên Cloud sau khi tạo xong file nén.
– Kết nối Rclone với Cloud tên
remote
, nếu bạn sử dụng kết nối khác thì thay đổi tên trong script– Nếu bạn sử dụng hệ quản trị khác HocVPS thì sử dụng script 2 và sửa thông tin đăng nhập MySQL, đường dẫn thư mục source code và thư mục Nginx Conf
Script này mình viết theo cấu trúc folder trên server do HocVPS Script quản lý.
– Tạo file backup.sh
ở thư mục /root/
nano /root/backup.sh
– Copy toàn bộ nội dung script bên dưới rồi paste vào (áp dụng với HocVPS Script 2.0 trở lên)
# HocVPS Script Plugin - Backup Server and Upload to Cloud #!/bin/bash SERVER_NAME=HOCVPS_BACKUP TIMESTAMP=$(date +"%F") BACKUP_DIR="/root/backup/$TIMESTAMP" MYSQL=/usr/bin/mysql MYSQLDUMP=/usr/bin/mysqldump SECONDS=0 mkdir -p "$BACKUP_DIR/mysql" echo "Starting Backup Database"; databases=`$MYSQL -e "SHOW DATABASES;" | grep -Ev "(Database|information_schema|performance_schema|mysql)"` for db in $databases; do $MYSQLDUMP --force --opt $db | gzip > "$BACKUP_DIR/mysql/$db.gz" done echo "Finished"; echo ''; echo "Starting Backup Website"; # Loop through /home directory for D in /home/*; do if [ -d "${D}" ]; then #If a directory domain=${D##*/} # Domain name echo "- "$domain; zip -r $BACKUP_DIR/$domain.zip /home/$domain/public_html/ -q -x /home/$domain/public_html/wp-content/cache/**\* #Exclude cache fi done echo "Finished"; echo ''; echo "Starting Backup Nginx Configuration"; cp -r /etc/nginx/conf.d/ $BACKUP_DIR/nginx/ echo "Finished"; echo ''; size=$(du -sh $BACKUP_DIR | awk '{ print $1}') echo "Starting Uploading Backup"; /usr/sbin/rclone move $BACKUP_DIR "remote:$SERVER_NAME/$TIMESTAMP" >> /var/log/rclone.log 2>&1 # Clean up rm -rf $BACKUP_DIR /usr/sbin/rclone -q --min-age 2w delete "remote:$SERVER_NAME" #Remove all backups older than 2 week /usr/sbin/rclone -q --min-age 2w rmdirs "remote:$SERVER_NAME" #Remove all empty folders older than 2 week /usr/sbin/rclone cleanup "remote:" #Cleanup Trash echo "Finished"; echo ''; duration=$SECONDS echo "Total $size, $(($duration / 60)) minutes and $(($duration % 60)) seconds elapsed."
# HocVPS Script Plugin - Backup Server and Upload to Cloud # Version: 1.1 #!/bin/bash . /etc/hocvps/scripts.conf SERVER_NAME=HOCVPS_BACKUP TIMESTAMP=$(date +"%F") BACKUP_DIR="/root/backup/$TIMESTAMP" MYSQL_USER="root" MYSQL=/usr/bin/mysql MYSQL_PASSWORD=$mariadbpass MYSQLDUMP=/usr/bin/mysqldump SECONDS=0 mkdir -p "$BACKUP_DIR/mysql" echo "Starting Backup Database"; databases=`$MYSQL --user=$MYSQL_USER -p$MYSQL_PASSWORD -e "SHOW DATABASES;" | grep -Ev "(Database|information_schema|performance_schema|mysql)"` for db in $databases; do $MYSQLDUMP --force --opt --user=$MYSQL_USER -p$MYSQL_PASSWORD $db | gzip > "$BACKUP_DIR/mysql/$db.gz" done echo "Finished"; echo ''; echo "Starting Backup Website"; # Loop through /home directory for D in /home/*; do if [ -d "${D}" ]; then #If a directory domain=${D##*/} # Domain name echo "- "$domain; zip -r $BACKUP_DIR/$domain.zip /home/$domain/public_html/ -q -x /home/$domain/public_html/wp-content/cache/**\* #Exclude cache fi done echo "Finished"; echo ''; echo "Starting Backup Nginx Configuration"; cp -r /etc/nginx/conf.d/ $BACKUP_DIR/nginx/ echo "Finished"; echo ''; size=$(du -sh $BACKUP_DIR | awk '{ print $1}') echo "Starting Uploading Backup"; /usr/sbin/rclone move $BACKUP_DIR "remote:$SERVER_NAME/$TIMESTAMP" >> /var/log/rclone.log 2>&1 # Clean up rm -rf $BACKUP_DIR /usr/sbin/rclone -q --min-age 2w delete "remote:$SERVER_NAME" #Remove all backups older than 2 week /usr/sbin/rclone -q --min-age 2w rmdirs "remote:$SERVER_NAME" #Remove all empty folders older than 2 week /usr/sbin/rclone cleanup "remote:" #Cleanup Trash echo "Finished"; echo ''; duration=$SECONDS echo "Total $size, $(($duration / 60)) minutes and $(($duration % 60)) seconds elapsed."
Lưu ý:
- Script trên sẽ back up toàn bộ database, mỗi database nén thành một file .gz, lưu trong thư mục
mysql
- Mỗi thư mục chứa website được nén lại thành 1 file .zip
- Toàn bộ cấu hình Nginx của các website được lưu trong thư mục
nginx
- SERVER_NAME mặc định là HOCVPS_BACKUP, nếu muốn thay đổi folder trên Cloud bạn hãy thay đổi tham số này.
- Muốn điều chỉnh thời gian xóa file backup, bạn sửa thông số ở dòng
delete
vàrmdirs
. Hiện tại, tự động xóa file/folder cũ hơn 2 tuần.
– Nhấn Ctrl+O, Enter để lưu và Ctrl+X để thoát.
– Phân quyền cho script
chmod +x /root/backup.sh
– Vậy là xong rồi đó, giờ bạn có thể test lại bằng cách chạy lệnh:
/root/backup.sh
Thử kiểm tra trên Cloud xem có thư mục mới với dữ liệu backup chưa nhé, hoặc test với lệnh:
rclone lsl remote:HOCVPS_BACKUP
Nếu không có vấn đề gì sẽ thấy kết quả trả về có một thư mục là ngày hiện tại, bên trong có chứa file nén website (.zip), cấu hình Nginx (.conf) và database (.gz).
4. Tạo cronjob tự động backup hàng ngày
Giờ mình sẽ cho script tự động chạy lúc 2h00 sáng.
EDITOR=nano crontab -e
Dán nội dung sau vào cửa sổ Terminal
0 2 * * * /root/backup.sh > /dev/null 2>&1
Nhấn Ctrl+O, Enter để lưu và Ctrl+X để thoát
Vậy là xong, cứ 2h sáng hàng ngày script sẽ tự động chạy, backup toàn bộ dữ liệu của VPS rồi upload lên Cloud. Đồng thời, dữ liệu backup trên VPS sẽ được xóa luôn sau khi upload xong.
Xem thêm hướng dẫn sử dụng cronjob.
III. Tải file backup từ Cloud xuống VPS
Cách đơn giản nhất để bạn khôi phục lại dữ liệu đó là tải file backup từ Cloud xuống máy tính, rồi tùy theo nhu cầu mà up trở lại lên VPS. Tuy nhiên, nếu muốn tải trực tiếp file backup về VPS, bạn có thể sử dụng luôn Rclone với câu lệnh copy
.
Ví dụ tham khảo:
rclone copy "remote:/HOCVPS_BACKUP/2017-11-01" /root/
Lệnh trên sẽ copy folder 2017-11-01
trong thư mục HOCVPS_BACKUP
trên Cloud về thư mục /root/
của VPS. Tốc độ upload và download từ Cloud đều rất nhanh.
Sau khi copy dữ liệu backup về VPS, bạn tiến hành giải nén file zip, copy thư mục web và nginx về đúng vị trí đồng thời tiến hành import database.
IV. Tổng kết
Công việc backup VPS/Server là việc vô cùng quan trọng, mình đã từng mất toàn bộ dữ liệu không khôi phục được do ấn nhầm Rebuild và chủ quan không backup. Hi vọng với bài hướng dẫn chi tiết này, các bạn sẽ có thêm phương pháp mới tiết kiệm và hiệu quả hơn.
Giờ đến lượt các bạn làm theo đó, cần hỗ trợ gì thêm hoặc góp ý gì cứ comment bên dưới nhé.
Các thư mục con trong root/backup ko tự động xóa admin ạ
Trong script có update câu lệnh xóa toàn bộ dữ liệu trên server sau khi upload xong đó bạn
# rm -rf $BACKUP_DIR
E muốn nó tự động backup vào lúc 2h sáng ngày chủ nhật hàng tuần thì chạy lệnh: 0 2 * * 0 /root/backup.sh > /dev/null 2>&1 đúng không a? Tks
Đúng rồi bạn à.
Chào anh Luân. Em làm theo các bước trên tới lúc test backup thì nó báo là không tìm thấy thư mục em tạo luôn thư mục trên drive thì nó bào thành công mà trên drive không thấy gì với lại nó xóa luôn cái thư mục em tạo lúc nãy. Giúp em với
Kết quả chạy như thế nào bạn? Và script backup chỉ backup thư mục website theo cấu trúc của HocVPs Script thôi
Cụ thể là
/home/domain/public_html
Cám ơn bạn nhé. Mình làm được rồi tại mình đổi tên hostname phải thay tới 4 dòng còn sót 1 dòng nên nó dẫn đến lổi :))
A Luân ơi cho em hỏi em dùng VPS vultr nhưng giờ muốn chuyển sang DO thì mình đem phài backkup qua khôi phục chạy tiếp tục được không anh ? tại vps chạy 3 website backup thì hơi mất thời gian quá 🙁
Bạn phải backup lại website đó, bản chất Rclone không phải như bạn ghost win, backup restort trong 1 nốt nhạc đâu 🙂
Do VPS khác nhà cung cấp nên cũng không thể chuyển snapshot từ Vultr sang DO.
Bạn up website lên > Import database > Move Nginx Conf đúng vị trí
Cho mình hỏi xíu:
zip I/O error: No space left on device
zip error: Output file write failure (write error on zip file)
ls: cannot access /root/backup/VPS-2017-02-07_06-19.zip: No such file or directory
Mình bị lỗi này là sao nhỉ, trước giờ vẫn chạy ok, nay check lại thử xem thì lại bị lỗi nãy
Mong admin hỗ trợ với ạ
Hình như VPS bạn không còn đủ bộ nhớ để tạo file backup. Kết quả của
# df
bên bạn là gìCảm ơn Admin, cho mình hỏi xíu, giờ mình nâng cấp lên 1.35 thì chỉ cần cài đặt lại phần rclone thôi, có cần phải kết nối lại google drive không?
Cảm ơn ạ
Bạn xóa Rclone cũ trong
/usr/sbin/
rồi cài lại từ đầu nhé. Cũng nhanh mà vì chỉ cần copy vào thư mụcKo hiểu sao rclone ko tự động backup toàn bộ vps lên google drive cho mình nữa. VPS disc & google drive vẫn còn trống rất nhiều. Toàn bộ server của mình ~ 500MB
Tưởng vps bị lỗi gì, mình đã cài lại nhưng vẫn không được.
Admin giúp mình xem bị lỗi gì với
Bạn thử các lệnh sau kết quả ntn:
rclone lsd remote:
và/root/backup.sh
1. /root/backup.sh thì cho kết quả sau:
/root/backup.sh: line 5: /etc/hocvps/scripts.conf: No such file or directory
Starting Backup Database
Finished
Starting Backup Website
– 0-VPS-SHORTCUT
zip error: Nothing to do! (/root/backup/2017-02-02/0-VPS-SHORTCUT.zip)
– domain1.com
– domain2.demo
Finished
Starting Backup Nginx Configuration
Finished
Starting Uploading Backup
Finished
Total 366M, 0 minutes and 59 seconds elapsed.
2. rclone lsd remote: cho kết quả
-1 2017-01-13 02:57:04 -1 folder1
-1 2017-01-11 03:40:20 -1 folder2
-1 2016-10-31 09:23:05 -1 folder3
Upload complete mà nhỉ 😕 Bạn gửi cấu hình VPS qua support@hocvps.com mình xem cho
Cụ thể là gửi file nào bạn nhỉ. Mà bây giờ nó upload thành folder ko phải file gzip theo từng ngày
Thì vẫn là folder mà bạn. Upload thành công rồi à bạn?
HOCVPS_BACKUP > Folder ngày > Website nén thành gzip và 2 folder MySQL và Nginx
Vẫn chưa chạy bạn ơi.
Có lẽ lỗi ở chỗ cronjob ko chạy.
File cronjob được đặt trong folder tmp phải ko nhỉ. Nếu đúng thì không thấy file đấy đâu cả. Lúc mình chạy lại lệnh EDITOR=nano crontab -e rồi save thì nó báo installing new crontab và file: /tmp/crontab.8bk15f
Trước đây đoạn script lưu toàn bộ vps thành file zip, chứ không phải từng folder riêng như sau khi được sửa
Uhm, hiện tại là thành folder riêng của mysql, nginx và website. Bạn chạy lệnh thủ công mà được thì do crontab rồi
crontab sửa như thế nào nhỉ bạn nhỉ 🙁
crontab -l
ra kết quả gì bạn? Bạn thêm log file để biết crontab chạy được khôngSửa dòng ý thành :
0 2 * * * /root/backup.sh > /var/log/backup.log
hix ko thấy file backup.log được tạo bạn ạ :((
Mình đag để test là 16h, khi chạy lệnh crontab -l kết quả như sau:
0 16 * * * /root/backup.sh > /dev/null 2>&1
Có mà bạn. Log của backup.sh sẽ lưu tại backup.log. Mình test VPS mình vãn bình thường. Bỏ đoạn /dev/null 2>&1 đi
Khi mình paste token vào thì gặp lỗi nay: Failed to save new token in config file: section ‘remote’ not found .
Admin có thể giúp mình được ko
Bạn chạy lại thử xem. Hình như bạn change token vào cho config đã tạo từ trước à
Mình muốn định dạng database backup ở dạng .sql.gz thì sửa đoạn code $MYSQLDUMP –force –opt –user=$MYSQL_USER -p$MYSQL_PASSWORD –databases $db | gzip > “$BACKUP_DIR/mysql/$db.gz” như thế nào nhỉ
Bạn sửa thành
gzip > “$BACKUP_DIR/mysql/$db.sql.gz”
nhéem bị lỗi này khi chạy /root/backup.sh, anh giúp e với:
: command not foundne 2:
: command not foundne 4:
: No such file or directorytc/hocvps/scripts.conf
: command not foundne 6:
: command not foundne 8:
: command not foundne 16:
: command not foundne 18:
Starting Backup Database
: command not foundne 19:
: No such file or directoryusr/bin/mysql
: command not foundne 21:
‘root/backup.sh: line 22: syntax error near unexpected token `do
‘root/backup.sh: line 22: `for db in $databases; do
Script cho hệ thống cài HocVPS Script. Bạn chạy hệ thống gì vậy?
em đang chạy Hocvps mà. mới cài bản mới nhất luôn
Bạn gửi cấu hình login qua support@hocvps.com mình xem cho
ok. thank anh. em gửi rồi đó ạ. check giúp e với
Bạn cần convert file sang định dạng UNIX thì sau đó dùng
# /root/backup.sh
bình thường.Mình cài dos2unix cho bạn rồi đó:
Bạn kiểm tra trên drive có Backup chưa?
ngon rồi ạ. cảm ơn anh nhiều nhé!
Mình mới update lại script back up nhé, đã note lại kĩ trong bài viết rồi mời các bạn tham khảo thêm.
Có bác nào gặp lỗi như em không, chạy thử thì báo
2017/01/09 16:38:03 Time may be set wrong – time from “www.googleapis.com” is -6h59m59.742541671s different from this computer
Lỗi này lạ quá, mình search không thấy thông tin gì cả
khi đang kết nối vào ssh mà chạy file /root/backup.sh thì vẫn hoạt động tốt. Nhưng nếu cho nó vào crontab thì bị lỗi không upload được. Mail thông báo về lỗi:
Starting Uploading Backup
2017/01/08 21:07:11 Failed to create file system for “remote:DATA”: didn’t find section in config file
Finished
Vào /var/log/rclone.log thì thấy báo lỗi
Config file “/.rclone.conf” not found – using defaults
2017/01/08 21:07:11 Failed to create file system for “remote:DATA”: didn’t find section in config file
Vậy là mình phải copy thêm một file .rclone.conf vào thư mục gốc của server thì crontab mới chạy được.
Cũng không hiểu tại sao lại bị vậy nữa. Đã thử trên 2 server đều bị giống nhau.
Lạ nhỉ. Mình không gặp lỗi này. Còn
failed to create file system
là do chưa tạo kết nối đến Cloud nào đó tênremote:
. Nhưng nếu bạn chạy# root/backup.sh
bình thường tức là# rclone config
đã tạoremote:
rồi chứ nhỉCó thể minh dùng centminmod nên cấu hình nó khác gì đó cũng nên. Bạn copy file crontab của bạn mình xem với.
Ở câu lệnh /usr/sbin/rclone -q –min-age 2w delete “remote:$SERVER_NAME”
thì nó chỉ xóa các file bên trong thư mục thôi, tên thư mục cũ hơn 2w vẫn còn nguyên. Mình đọc hướng dẫn của nó thì cái filter –min-age không áp dụng được cho lệnh purge. Vậy có cách nào để xóa luôn cả file và tên thư mục đó không nhỉ, bây giờ vẫn phải xóa thư mục thủ công 🙂
Bạn sửa
delete
thànhpurge
. Tuy vậy,purge "remote:$SERVER_NAME"
sẽ xóa cả thư mục tổng HOCVPS_BACKUPLệnh purge hôm nọ mình thử rồi. Mất hết nên không dùng được. Tạm thời vẫn phải xoá thư mục thủ công.
Bạn sửa thành xóa
remote:$SERVER_NAME/**
ý.Cụ thể:
Câu lệnh này thì báo lỗi 🙁
2017/01/12 19:28:47 directory not found
Đã nghiên cứu xong cả topic về manage directory:
_
purge
sẽ xóa cả directory nên không được khuyến cáo dùng._Dùng kết hợp
delete
vàrmdir
thìrmdir
sẽ chỉ xóa empty folder, không phù hợp vì bên trong các folder ngày có folder mysql và nginx.–> Sử dụng
rmdirs
Remove any empty directoryies under the pathBạn cần update lên Rclone 1.35 để có thêm
rmdirs
. Rclone là một chương trình dòng lệnh nên chỉ cần down file xuống rồi di chuyển file chạy đến thư mục/usr/sbin/
của VPS để sử dụng. Link tải: Rclone 1.35 64bitKhi đó phần
delete
trongBackup.sh
sẽ như sau:Đã thử câu lệnh và hoạt động tốt rồi. Cám ơn bạn. Câu lệnh này nên được thêm vào script trong bài hướng dẫn này ^^
em đã xóa bỏ dòng : . /etc/hocvps/scripts.conf , đã sửa lại database name và passworld thủ công. đã sửa lại cấu trúc đường dẫn /home/manhkhoa/web/$domain/public_html mà vẫn không đc ?
Starting Backup Website
– admin
zip error: Nothing to do! (/root/backup/2017-01-03/admin.zip)
– backup
zip error: Nothing to do! (/root/backup/2017-01-03/backup.zip)
Em bị lỗi này, anh Luân xử lý giúp em với ?
Hệ thống bạn chạy HocVPS script hay gì khác? Nếu hệ thống khác thì bạn cần cấu hình lại đường dẫn thư mục website nhé. Do mình thấy script đang back up 2 website ở thư mục home của bạn là adminvà backup
anh chỉ giúp em đc ko? em đang sử dụng trình vesta có cấu trúc web như sau: /home/manhkhoa/web/svbinhduong.org/public_html, thì em phải sửa ở những đoạn nào ạ ?
Đoạn Starting Backup Website trong script. Bạn thử xem được với website bạn không
tks anh, em làm đc rồi
OK rồi bạn. Cho mình hỏi lỗi do đâu vậy bạn.
Script tự bỏ qua các database mặc định của MySQL, thường chứa các từ khóa “Database|information_schema|performance_schema|mysql”
Và database của bạn là mysql-tv
Vâng, rất cám ơn sự hỗ trợ rất nhiệt tình của bạn. Thanks
– VPS mình cài Hocvps-script, thực hiện theo bài hướng dẫn trên. Kết nối và upload GoogleDrive thành công. Nhưng check thì không thấy file MySQL – http://imgur.com/a/lHkeP
– Không biết mình sai ở bước nào?
Bạn chạy script backup
#/root/backup.sh
thì phần backup Database có thành công không:Starting Backup Database Finished
Có thể do bạn đã thay đổi cấu hình MySQL nên các thông số user, đường dẫn, pass của MySQL đã thay đổi nên k connect đc
http://imgur.com/a/crtIU
– Run script báo thành công bạn.
– Thông tin vps sau khi cài đặt mình vẫn để mặc định chưa thay đổi.
Bạn gửi thông tin login VPS qua support@hocvps.com mình xem cho
Cám ơn bạn, mình đã gửi thông tin qua email.
Kiểm tra xem Ok chưa bạn
Thanks anh Luân vì một bài rất bổ ích, em đã áp dụng thành công cho 1 vps của em run hocvps script. Cơ mà em mạn phép hỏi, em còn 1 vps khác nữa, run vpssim, thì cái bước số 2. Script backup toàn bộ VPS và upload lên Google Drive mình cần điều chỉnh gì ạ ?
Cảm ơn anh!
bạn hãy thay thủ công các tham số MYSQL_USER, MYSQL_PASSWORD tương ứng với lại đường dẫn web cho phù hợp nhé
Commend cả dòng 2
. /etc/hocvps/scripts.conf
Bác Luân ơi, dạo này em check thấy nó không tự backup nữa. Em có vào để làm thủ công thì nó báo là:
Starting Compress Files
zip I/O error: No space left on device
zip error: Output file write failure (write error on zip file)
ls: cannot access /root/backup/VPS-2016-12-21_10-22.zip: No such file or directory
Finished
Khắc phục ntn ạ?
À do ổ cứng VPS của mình bị đầy do để 2 w nên nó dồn 2 tuần chưa xóa file. Mình đã xóa các file cũ và backup được bình thường rồi.
Ơ sao lạ nhỉ, script tự remove file trên server sau khi upload lên Drive mà. Sao lại full ổ cứng được nhỉ?
Mình cũng không hiểu tại sao nó lại ứ đọng nhiều tới như vậy (gần 10 file backup). Sau 1 ngày auto tự động lại thì nó đã tự remove file rồi.
Bác có giải quyết được vấn đề backup không tự động xóa chưa. VPS của mình cũng bị vậy mà hong biết giải quyết sao .
Hiện tại update đã thêm
rmdirs
. Bạn sửa lại nội dung/root/backup.sh
nhé.Ngoài ra bạn chạy lệnh thủ công
/root/backup.sh
vẫn không xóa à?Em có thư mục cần backup vs dung lượng gần 15gb, vậy dùng script này để tự backup có ổn không anh @Luan,
Chi sợ nặng quá lại bị timeout hay bị down giữa chừng 🙁
15GB thì Drive sao chứa nổi bạn?
bài viết gốc
https://timothy-quinn.com/backing-up-files-to-google-drive-via-the-cli/
Cách này còn nhanh hơn cả script của bachtuanvan và Rclone này aE ơi
https://vinahost.vn/ac/knowledgebase/456/Cu-hinh-backup-VPSorServer-len-Google-Drive.html
Tức là nếu đang sử dụng hocvps script thì chỉ cần làm từ bước “2. Script backup toàn bộ VPS và upload lên Google Drive” thôi hả Luân, có cần phải cài rclone từ đầu như trên ko?
Cần phải cài rclone từ đầu bạn nhé. Bước này cũng nhanh thôi mà
bác luân ơi.các file backup trên gg drive sẽ tự động xóa các file cũ sau 2 tuần à.?? hay mình phải đăng ngập vào xóa tay vậy??
Tự động xóa đó bạn
Anh Luân cho em hỏi, VPS em dùng 30G nhưng hiện chỉ Free 2G trống thôi, liệu có backup được như bài này không bác? Vì dự liệu của em chắc cũng phải 28G rồi ý?
Bạn kiểm tra lại ổ cứng xem, tại sao lại tốn nhiều dung lượng thế. Nếu backup thì cần phải trống hơn 1 nửa thì mới hoạt động ổn định được.
Muốn edit nội dung file backup.sh thì dùng lệnh gì nhỉ, tự dưng lại quên mất admin ạ
# nano file
bạn ơiCông cụ này thật vi diệu cảm ơn pác Luân đã giới thiệu ^^
Mình mua gói VPS của Dedierver nó có cái chức năng snapshot … vậy nó có giống chức năng này không vậy pác Luân ? Vì mình thấy Dedi nó snapshot mỗi ngày nhưng chưa phải cần xài bao giờ.
Mình không rõ bên Dedierver bạn bảo như thế nào. Nhìn chung, Snapshots giúp bạn tạo bản sao toàn bộ server và sau đó có thể restore lại nếu có vấn đề. Nên chính là công việc backup nhé
Cái đó khác đấy, snapshot đa phần sao lưu dạng disk to disk, kiểu khi bạn tạo file Ghost Windows ấy.
Còn đây là backup có lựa chọn, muốn khôi phục lại file nhỏ sẽ dễ hơn.
Mình đã setup như bài hướng dẫn, mỗi ngày tự động backup rồi up lên GG drive. Khoảng 5GB data dedi nó up GG Drive tầm 5p là xong. Tuyệt vời ông mặt trời.
Cảm ơn pác Luân nhiều ^^
He he, ngon rồi
hubic cho free 25gb, lớn hơn google drive. admin làm bài hướng dẫn đi. mình làm thử mà vẫn không được
Bạn đang mắc bước authorize token hubic đúng ko? Mình hướng dẫn từ đầu nhé
1.
# rclone config
2. n cho new remote
3. Đặt tên remote, ví dụ remote1
4. 8 (cho Hubic)
5. Hubic Client Id enter để trống
6. Hubic Client Secret enter để trống
7. Auto config : n
Đến bước này tải Rclone cho máy tính tại
http://rclone.org/downloads/
. Giải nén, chạy filerclone.exe
bằng CMD. Gõrclone authorize hubic
. Khi đó cửa sổ web bật ra, bạn đăng nhập tài khoản hubic thấy báoSuccess. Go back to rclone to continue
thì quay lại cửa sổ CMD copy token{"access_token"....."}
Paste ngược vào màn hình lệnh VPS để chạy là ok
Đoạn {“access_token”…..”} copy phải khéo tay thật, trước đó mình đã thử nhưng ko khéo tay nên ko đc. Phải copy nó vào wordpad vì màn hình máy tính mình bị xuống dòng nên rclone ko nhận ra
Trong tài khoản hubic xem trên web báo đã dùng 2.58 gb, nhưng lục tung các foler lên vẫn ko nhìn đc file backup đâu cả nhỉ. ko có cả folder đặt tên vps nữa
1. Copy ra trình soạn thảo rồi xóa hết các kí tự blank đi, các kí tự đó xuất hiện ở phần xuống dòng trong cửa sổ terminal
2. Bạn cài Hubic bản máy tính để thấy nhé, còn muốn nhìn thấy trên browser thì phải copy vào thư mục default
Cụ thể up từ VPS vào Hubic dùng tham số backup. Ví dụ bạn copy thư mục source vào thư mục default qua kết nối remote
rclone copy /home/source remote:default/backup
/home/source tìm ở chỗ nào vậy bạn nhỉ 😀
mình cài bản máy tính rồi , syn xuống folder ở máy tính rồi, vẫn ko thấy file backup đâu cả :((
Bạn chạy
rclone lsd remote:
xem danh sách thư mục xem file backup ở thư mục nàoNhớ điền đúng tên remote nhé.
Hoặc thử up file backup lên thư mục default như mình chỉ có thấy không.
Cái /home/source là ví dụ thôi, bạn có thể thay bằng file backup của bạn
Hình như google chặn ko cho upload backup với tài khoản drive mới tạo
Mình tạo mới 1 tài khoản google , làm theo các bước tạo rclone thành công, chạy rclone lsd remote: bị báo Failed to create file system for “remote:”: didn’t find section in config file
Lỗi bạn giống cmt ngay trên. Theo mình tìm hiểu thì bạn dùng sai tên remote: https://github.com/ncw/rclone/issues/290
Bạn #rclone config để xem tên remote
Nó báo như này bạn ak Failed to create file system for “remote:VPS”: didn’t find section in config file
Theo mình tìm hiểu thì bạn dùng sai tên remote: https://github.com/ncw/rclone/issues/290
Bạn thử
rclone config
để xem tên remoteđc rồi bạn ak. Mình cảm ơn bạn nhiều nhé!
Ok. Có gì cứ feedback lại nhé 🙂
Bạn ơi, mình làm nó không báo lỗi nào cả. Nó cũng backup được. Nhưng trên driver mình ko thấy có thư mục backup nào vậy nhỉ
Cho mình hỏi, hiện tại mình đang chạy scripts này ok mấy tháng nay rồi
Giờ mình muốn đổi tên thư mục cho nó thì có vấn đề gì không nhỉ
Nó sẽ thay thư mục, hay thêm 1 thư mục mới vậy A Luân
Thanks
Đổi tên thư mục thì bạn edit đoạn SERVER_NAME=VPS, đồng thời rename trên Drive là xong nha.
Mình ko dùng script hocvps để quản trị server, nhưng muốn dùng đoạn script này để backup server. Vậy, phải xóa dòng lệnh này ở trong code phải ko admin: . /etc/hocvps/scripts.conf
Đúng thế, bạn hãy thay thủ công các tham số MYSQL_USER, MYSQL_PASSWORD tương ứng với lại đường dẫn web cho phù hợp
chi tiết hơn về “thay thủ công các tham số MYSQL_USER, MYSQL_PASSWORD” được không bác, em ko rành lắm 🙁
Bạn để ý trong script phần MySQL
MYSQL_USER="root"
MYSQL=/usr/bin/mysql
MYSQL_PASSWORD=$mariadbpass
Cái này do thiết lập trong HocVPS Script user là root, pass theo
$mariadbpass
. Bạn cần thay cho đúng nếu không dùng HocVPS Script. Check cả đường dẫn nhéCảm ơn bác Việt Phương,
Đã thành công 🙂
Luân ơi mình chạy lệnh đầu tiên :cd /root/
wget http://downloads.rclone.org/rclone-v1.33-linux-amd64.zip
unzip rclone-v1.33-linux-amd64.zip
cp rclone-v*-linux-amd64/rclone /usr/sbin/
rm -rf rclone-*
Nó báo tn:
Last login: Fri Nov 4 15:34:15 2016 from 116.111.116.118
[root@li860-223 home]# cd /root/
[root@li860-223 ~]# wget http://downloads.rclone.org/rclone-v1.33-linux-amd64.zip
–2016-11-04 15:52:30– http://downloads.rclone.org/rclone-v1.33-linux-amd64.zip
Resolving downloads.rclone.org (downloads.rclone.org)… rm -rf rclone-*77.73.5.145
Connecting to downloads.rclone.org (downloads.rclone.org)|77.73.5.145|:80…
connected.
HTTP request sent, awaiting response… 503 Service Unavailable
2016-11-04 15:53:31 ERROR 503: Service Unavailable.
[root@li860-223 ~]# unzip rclone-v1.33-linux-amd64.zip
unzip: cannot find or open rclone-v1.33-linux-amd64.zip, rclone-v1.33-linux-amd64.zip.zip or rclone-v1.33-linux-amd64.zip.ZIP.
[root@li860-223 ~]# cp rclone-v*-linux-amd64/rclone /usr/sbin/
cp: cannot stat ârclone-v*-linux-amd64/rcloneâ: No such file or directory
[root@li860-223 ~]# rm -rf rclone-*
[root@li860-223 ~]#
Lỗi gì mà k cài đc nhỉ ? Centos 7 nhé
Lỗi này tức là không down được file đó, bạn đợi lúc khác coi sao?
Mình làm hqua đền giờ 2 lần vẫn thế
VPS của bạn sao rồi vì link này vẫn ok mà: http://downloads.rclone.org/rclone-v1.33-linux-amd64.zip
Mình vừa cài lại vps mới tinh, chọn centos7, chả hiểu sao bị vậy
Mình vừa log zoc rồi thử lệnh wget vẫn bình thường Luân nè:
[root@li860-223 home]# cd /home
[root@li860-223 home]# wget http://downloads.rclone.org/rclone-v1.33-linux-amd64.zip
–2016-11-04 17:20:51– http://downloads.rclone.org/rclone-v1.33-linux-amd64.zip
Resolving downloads.rclone.org (downloads.rclone.org)… 77.73.5.145
Connecting to downloads.rclone.org (downloads.rclone.org)|77.73.5.145|:80… connected.
HTTP request sent, awaiting response… 200 OK
Length: 3662290 (3.5M) [application/zip]
Saving to: ârclone-v1.33-linux-amd64.zipâ
100%[======================================================================================================================================================>] 3,662,290 1.36MB/s in 2.6s
2016-11-04 17:20:55 (1.36 MB/s) – ârclone-v1.33-linux-amd64.zipâ saved [3662290/3662290]
[root@li860-223 home]#
Lần này down được nhé, lần trước có lỗi 503 Service Unavailable
Ồ, sau khi thử lệnh nãy vào làm lại nó ok rồi. Chả hỉu
Centos có làm đc ko a 🙂
Yes. HocVPS Script cài trên CentOS đó bạn
Sao tải file ở trong folder tên vps trên google bị báo fialed – forbidden nhỉ admin. Chỉ tải folder tên vps (google drive sẽ zip folder lại) được
Bạn tải dùng Rclone à?
Không, tải trực tiếp trên google drive
admin xem giúp comment này vs. phải tải cả cục toàn bộ server thì mệt phết
Giờ vấn đề bạn cần hỏi là gì nhỉ?
Ý của mình là khi tải trực tiếp file backup từ google drive về máy tính bất kỳ thì bị báo lỗi failed – forbidden với file gzip. Lẽ nào lại phải tải file về vps , rồi tải file từ vps về máy tính
Đây là vấn đề của GG Drive đối với file dung lượng lớn. Bạn thử tải bằng 1 browser khác nhé
Dùng firefox thì download được trực tiếp. Đếch hiểu ông chrome sao download lại bị báo lỗi này. Lởm vãi. Mang tiếng chrome & google drive cùng 1 nhà
Cái này bạn nên report GG 🙂 Lỗi này mình thấy nhiều người bị
cái cách này cấu trúc lênh cho hocvps.
Mình dùng sentora thì viết lệnh như thế nào cho đúng vậy admin? Mình chỉ mới tành tành chơi vps chứ chưa chuyên.Mình đang muốn backup vps digi sang con vutrl. Chứ cài lại mất công quá. Mà thấy bạn chỉ cách backup chứ không chỉ cách restore thì phải?
Tóm lại nhờ admin giúp :
Câu lệnh backup vps trên sentora
Restore vps từ digi sang vutrl.
Cảm ơn admin
Cái này bạn tự mày mò nhé, mình đã hướng dẫn rất kĩ rồi, trong script cũng comment từng chức năng ra sao nữa.
Mình có 10 web site trên sever mỗi lần nó backup xong nó nén cả 10 cái lại rất là nặng khi restore có cách nào khi backup xong nó upload lên Google drive thì web nào nó ra web đấy không chung 1 file không ?
Bạn chỉnh sửa code mẫu của mình là xong.
Bạn sửa giúp mình được không mình không rành về cái này lắm không biết sửa thế nào.
Mình tự làm được rồi cảm ơn Luân nhiều nhé 😀
Okie bạn, dù sao mình cũng không support sửa 😀
Bạn Doanh cho mình xin bộ code backup riêng lẻ từng site với. Tks bạn nhiều. Nếu được bạn email cho mình vào langtulongquan@gmail.com
bạn cho xin bộ code backup từng file nhé, thanks
gởi vào mail cho mình nhé: dochoigovn@hotmail.com
– Cài đặt với phiên bản hệ điều hành Linux 64bit
cd /root/
wget http://downloads.rclone.org/rclone-v1.33-linux-amd64.zip
unzip rclone-v1.33-linux-amd64.zip
cp rclone-v*-linux-amd64/rclone /usr/sbin/
rm -rf rclone-*
– Cài đặt với phiên bản hệ điều hành Linux 32bit
cd /root/
wget http://downloads.rclone.org/rclone-v1.33-linux-386.zip
unzip rclone-v1.33-linux-386.zip
cp rclone-v*-linux-amd64/rclone /usr/sbin/
rm -rf rclone-*
Có gì đó sai sai ở đây 😀
ví dụ:
Cài đặt với phiên bản hệ điều hành Linux 32bit
wget http://downloads.rclone.org/rclone-v1.33-linux-386.zip
unzip rclone-v1.33-linux-386.zip
==> dc folder rclone-v1.33-linux-386
câu sau:
cp rclone-v*-linux-amd64/rclone /usr/sbin/
ko hiểu folder này lấy đâu ra: rclone-v*-linux-amd64
bác làm anh em mò mãi. :))
He he, nhầm 😀