HocVPS Script là 1 bash script chạy trên SSH sẽ tự động cài đặt tất cả các thành phần cần thiết nhất cho VPS với một dòng lệnh duy nhất.

Không như những Control Panel khác, HocVPS Script không hề sử dụng bất kỳ tài nguyên server (CPU, RAM) và không thể mắc lỗi bảo mật nào để hacker khai thác được nên các bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng.

Ngoài ra, webserver sẽ được tự động tối ưu cấu hình để đảm bảo có hiệu suất hoạt động tốt nhất, bảo mật nhất. Ngay cả những bạn mới làm quen với VPS cũng có thể quản lý VPS thông qua menu dòng lệnh đơn giản, gọi bằng lệnh hocvps

HocVPS Script sẽ tự động cài đặt:

  • Webserver Nginx bản mới nhất.
  • Database MariaDB bản mới nhất 10.0 (chính là MySQL được tối ưu).
  • PHP phiên bản mới nhất tùy chọn: PHP 7.3, PHP 7.2, PHP 7.1, PHP 7.0, PHP 5.6; đi kèm Zend OPcache
  • phpMyAdmin mới nhất.
  • eXtplorer mới nhất để quản lý File Manager, có thể tạo user, phân quyền riêng biệt.

Những tính năng đặc biệt:

  1. Thông tin cài đặt đơn giản, chỉ cần lựa chọn phiên bản PHP, tên miền chính và port admin là đủ.
  2. Sử dụng Nginx repo thay vì compile từ source như những script khác giúp việc cài đặt Nginx nhanh hơn, sau này có nâng cấp cũng dễ dàng hơn rất nhiều.
  3. Thay thế MySQL bằng MariaDB cho kịp xu hướng (đây là phiên bản cải tiến từ MySQL, hoạt động tương tự nhưng cho hiệu suất cao hơn MySQL; ngoài ra phiên bản mới nhất CentOS 7 chính thức đã hỗ trợ MariaDB).
  4. Tương thích với cả CentOS 6 và CentOS 7, cả 32bit lẫn 64bit chơi hết. Lưu ý chưa dùng được trên CentOS 8.
  5. Tùy chọn sử dụng cài đặt phiên bản PHP 7.3 (mới nhất), PHP 7.2, PHP 7.1, PHP 7.0, PHP 5.6.
  6. Có trình quản lý File Manager eXtplorer trực tiếp ngay trên web.
  7. Tự động cài đặt module Zend Opcache và có thể theo dõi status ngay trên web.
  8. Sử dụng được với cả domain www và non-www, tự động redirect giúp bạn.
  9. Update tự động cho Nginx, PHP, MariaDB.
  10. Theo dõi tình trạng server ngay trên web, có thể sử dụng mobile truy cập mọi nơi.
  11. Thay đổi port SSH mặc định từ 22 sang 2222 hạn chế SSH Brute Force Attack, kèm theo Fail2ban block IP ngay nếu phát hiện login sai 3 lần (áp dụng cả SSH và HocVPS Script Admin).
  12. Toàn bộ thông tin quản lý sẽ được lưu trong file text ở /root/hocvps-script.txt
  13. Tham khảo thêm tính năng mới trong Changelog.

Yêu cầu hệ thống:

  1. RAM: tối thiểu 512MB
  2. Nên tạo swap trước khi cài (nếu sử dụng ổ cứng SSD hoặc RAID10)

Trước khi tiến hành cài đặt, bạn cần nắm một số kiến thức căn bản trong bài Bắt đầu, chủ yếu là cách sử dụng ZOC Terminal kết nối SSH.

1. Cài đặt HocVPS Script

Đầu tiên các bạn cần chuẩn bị một VPS mới tinh bằng cách Reinstall hoặc Rebuild, sử dụng CentOS 6 hoặc CentOS 7, bản 32bit hoặc 64bit đều được. Nên sử dụng bản CentOS 7 x64 với PHP 7.3.

Kết nối SSH sử dụng ZOC Terminal hoặc Putty với tài khoản root. Nếu tài khoản không có quyền root cần cấp quyền bằng cách chạy lệnh sudo su.
Chạy lệnh sau để tiến hành cài đặt:

curl -sO https://hocvps.com/install && bash install
– Cài đặt xong, khi connect SSH VPS bạn hãy sử dụng port 2222, không dùng port 22!
– HocVPS Script không hoạt động trên VPS chỉ có IPv6 (gói $2.5 của Vultr)

***Nếu muốn cài đặt luôn WordPress, hãy tham khảo script tự động cài đặt HocVPS Script và WordPress.

***Học VPS có dịch vụ cài đặt VPS/Server, nếu không muốn mất thời gian bạn hãy sử dụng cho chuyên nghiệp.

Chuẩn bị quá trình cài đặt

Trong bước này bạn cần lựa chọn:

  1. Phiên bản PHP muốn sử dụng: nên dùng PHP 7.3, có hiệu suất gấp 3 lần so với phiên bản cũ 7.1.
  2. Tên miền chính sử dụng với VPS, có thể nhập có www hoặc không có www tùy mục đích sử dụng, script sẽ tự động redirect giúp bạn.
  3. Port admin quản lý server: là port bí mật (nằm trong khoảng 2000 – 9999, thay đổi được sau khi cài) dùng để:
    • Truy cập link quản trị, có dạng: http://domain.com:port/
    • Sử dụng phpMyAdmin, link dạng: http://domain.com:port/phpmyadmin/
    • Quản lý File Manager, link dạng: http://domain.com:port/filemanager/
    • Theo dõi tình trạng hệ thống, link dạng: http://domain.com:port/serverinfo/
    • Theo dõi tình trạng Zend Opcache, link dạng: http://domain.com:port/op.php

Sau đó, bạn cứ để cho script tự động thực hiện quá trình cài đặt, có thể mất từ 3 – 5 phút tùy cấu hình và network của VPS/Server.

Cuối cùng, nếu không có vấn đề gì xảy ra, bạn sẽ nhận được thông báo cài đặt thành công và thông tin quản lý VPS như bên dưới. Đồng thời, thông tin này cũng sẽ được lưu trong file text có đường dẫn /root/hocvps-script.txt để bạn xem lại sau này.

Vậy là server sẵn sàng để bạn sử dụng rồi đấy.

2. Sử dụng HocVPS Script

HocVPS Menu được sử dụng qua lệnh hocvps trên SSH Terminal.

Sau khi cài đặt xong HocVPS Script, bạn có thể sử dụng sFTP để quản lý File, upload code lên thư mục /home/domain.com/public_html/ đồng thời trỏ tên miền về IP VPS và bắt đầu sử dụng.
Lưu ý: Sau khi upload source lên thư mục web, các bạn sử dụng hocvps menu 14 Phân Quyền Webserver để Nginx đọc được nội dung website.

Nếu muốn kết nối SSH bạn hãy sử dụng port 2222.

Trong quá trình sử dụng, đang ở bất kỳ chức năng nào bạn cũng có thể nhấn Ctrl + C sẽ thoát khỏi Script ngay lập tức.

Bảo mật an toàn tuyệt đối

Mình luôn đặt vấn đề bảo mật và sự đơn giản lên hàng đầu nên từ phiên bản HocVPS Script v1.6 sẽ bổ sung thêm một lớp bảo mật nữa khi truy cập các link có chứa port. Bạn có thể thay đổi password này cho dễ nhớ hơn khi truy cập link quản trị http://domain.com:port/.

Username mặc định cho tất cả các tool là admin, password tự động sinh ra sau khi cài đặt xong server. Nếu bạn nhập sai thông tin quá 3 lần, IP sẽ tự động bị block trong 1h. Nâng thêm thời gian theo hướng dẫn này.


– Cloudflare CDN chặn truy cập qua port bất thường nên domain sử dụng CDN Cloudflare(đám mây vàng) cần tắt CDN để truy cập domain:port. Nếu không, chỉ truy cập qua ip:port
– Cài đặt xong HocVPS Script, các bạn nên thiết lập luôn Script backup tự động nhằm đảm bảo an toàn cho data và database.
– HocVPS Script hoạt động rất tốt với WordPress, Joomla, Magento, PrestaShop, Xenforo (đã trực tiếp test)

3. Bài viết hay liên quan đến HocVPS Script

  1. Reset password quản lý server HocVPS Script
  2. Rclone – Backup toàn bộ VPS lên Google Drive
  3. Cài đặt chứng chỉ Let’s Encrypt trên server HocVPS Script
  4. Hướng dẫn cài đặt chứng chỉ SSL trên Nginx
  5. Tự động cài đặt HocVPS Script và WordPress
  6. Script tự động tải và cài đặt WordPress trên VPS
  7. Hướng dẫn config VPS chịu tải lớn với HocVPS Script 4k3 online trên VPS 2GB RAM
  8. Cách xử lý lỗi: Couldn’t resolve host

4. Một số vấn đề có thể gặp phải

Trong file config.php bạn hãy chuyển:

$config['Database']['dbtype'] = 'mysql';

thành

$config['Database']['dbtype'] = 'mysqli';

rồi thêm đoạn sau vào: define('DISABLE_HOOKS', true);

1. Đối với phiên bản HocVPS Script hiện tại

Các bạn chỉ cần chạy menu “hocvps” rồi chọn option 15) Nang cap server. Toàn bộ quá trình nâng cấp sẽ được tự động thực hiện.

2. Đối với phiên bản HocVPS Script cũ

PHP

Để kiểm tra phiên bản PHP hiện tại bạn dùng lệnh php -v hoặc php-fpm -v

– Nếu bạn đang dùng PHP 5.4.x và muốn nâng cấp lên bản cao nhất (cùng là 5.4.x)

yum --enablerepo=remi update php\*

– Nếu bạn đang dùng PHP 5.4.x và muốn nâng cấp lên 5.5.x hoặc đang dùng 5.5.x và muốn nâng cấp lên bản cao nhất

yum --enablerepo=remi-php55,remi update php\*

Nginx

Để kiểm tra phiên bản Nginx đang sử dụng bạn dùng lệnh nginx -v hoặc nginx -V

Nâng cấp Nginx lên phiên bản mới nhất:

yum --enablerepo=remi-php55,remi update nginx\*

MySQL-MariaDB

Để kiểm tra phiên bản MariaDB đang sử dụng bạn dùng lệnh mysql -p

Nâng cấp MariaDB lên phiên bản mới nhất:

yum upgrade MariaDB-server MariaDB-client

phpMyAdmin

Bạn hãy xóa toàn bộ file + folder trong thư mục /home/maindomain.com/private_html/ bằng lệnh rm rồi tải script phpMyAdmin mới nhất giải nén vào thư mục này.

Xem thêm hướng dẫn cài đặt phpMyAdmin trên CentOS

Để bảo mật, khi server dùng HocVPS Script không website nào có thể chèn được IFRAME từ site của bạn.

Trong trường hợp cần dùng IFRAME, hãy mở file/etc/nginx/nginx.conf xóa dòng add_header X-Frame-Options SAMEORIGIN; và reload Nginx là được ngay nhé.

service nginx reload

Linode tự động kích hoạt IPv6 nên khi gửi mail tới Gmail sẽ bị lỗi với lệnh test:

echo "Subject: test" | /usr/lib/sendmail -v admin@gmail.com

Để gửi được mail, đơn giản bạn chỉ cần disable IPv6 đi là xong.


Mặc định, HocVPS Script đã mở các port cần thiết: SSH(2222), HTTP/HTTPS(80/443), HocVPS Admin… Tuy vậy, một số nhà cung cấp VPS (Google Cloud, Amazon…) có thiết lập tường lửa riêng bên ngoài VPS và mặc định chỉ cho phép port SSH(22) và HTTP(80). Như vậy, bạn cần mở port thủ công tại trang quản lý của nhà cung cấp
Đối với Google Cloud, tạo rule allow trong Networkdefault như hình dưới để áp dụng mặc định cho toàn bộ VPS trong tài khoản.

Đối với EC2, bạn chỉnh ở mục NETWORK&SECURITY - Security Groups - Inbound. Tương tự, bạn cần mở thủ công port HTTPS(443), FTP… nếu cần.
Tagged:

Comment của bạn

Lưu ý: tất cả comment đều được kiểm duyệt cẩn thận! Nếu có code bạn hãy up lên pastebin.com rồi để lại link trong comment.

7,993 Comments

    1. Luân Trần Admin

      Mình nghi code này cũ nên lỗi, bạn thử chạy file với nội dung xem

  1. vanthu 21 comment

    Bạn ơi mình cài code ecshop bị lỗi phân quyền gì đó . http://hdfull.net/tiendung/
    lỗi “Strict Standards: Only variables should be passed by reference in /home/hdfull.net/public_html/tiendung/includes/cls_template.php on line 418”
    code ban đầu mình sử dụng file .htaccess, ở hocvps thì sử dụng Nginx thì có phải chỉnh gì ko bạn? sao mình vào các trang con ko được, toàn báo lỗi.

    1. Luân Trần Admin

      Mình nghi code của bạn không tương thích với nginx rồi, check lại vấn đề rewrite nhé.

      1. vanthu 21 comment

        Thanks bạn. Mình kiểm tra và cmod lại nhưng không được. có thể do code. đành phải cài lại vps vậy.

  2. vanthu 21 comment

    Mình đăng nhập cũng bị thông báo #1045 Cannot log in to the MySQL server
    Khi chạy lệnh “service mysql status” thì nó báo SUCCESS! MySQL running (1155).
    Báo LT kiểm tra giúp xem có cách khắc phục ko?

  3. vanthu 21 comment

    Mình ko nhận được mail bạn LT ơi, mới để có hơn 1 tuần mà vẫn ko thấy. vào được phpMyAdmin rồi nhưng ko đăng nhập được do quên mật khẩu, có cách nào lấy lại được mật khẩu ko bạn? hay mật khẩu nó gửi vào mail?

  4. Huy Single 9 comment

    Hi.
    VPS tui mua từ wable nhưng nó ko có cài sẵn yum, bash,….
    Có ai biết cách cài yum ko ???

  5. Michael 3 comment

    Các bác cho em hỏi cái, em đã cài thành công script và chạy bình thường vào buổi sáng. Tuy nhiên, đến tối add thêm site vào và vào phpmyadmin thì gặp lỗi này “#1045 Cannot log in to the MySQL server” (đã điền đúng user và pass nhé).

    Sau đó, em làm theo hướng dẫn từ https://help.ubuntu.com/community/MysqlPasswordReset. Thì vào lại được, tuy nhiên đang dùng thì lại bị đá ra và bắt đăng nhập, khi đăng nhập thì lại gặp cái lỗi #1045 Cannot log in to the MySQL server” này. Giờ làm sao nhỉ các bác.

    1. Luân Trần Admin

      Lúc bị lỗi bạn thử chạy lệnh service mysql status xem có phải MySQL bị stop không? Mình đang nghi VPS của bạn thiếu RAM nên service đó bị kill

      1. Michael 3 comment

        Mình chỉ tạo một web mới tinh mà, ethernet 768mb báo có 25% mà. Còn khi dùng lệnh service mysql status thì báo thế này “ERROR! MySQL is running but PID file could not be found”

  6. Thanh Nguyễn 4 comment

    Chào Luân,

    Mình làm theo hướng dẫn xong thì có 2 thắc mắc:

    1. Sau khi mình hoàn tất thì không có email nào gửi về cả. Mình đã kiểm tra kỹ trong thư mục spam.
    2. Mình đã hoàn tất tạo Database rồi thì mình có thể up soure wp của mình vào đâu và bằng cách nào.

    Thanks Luân.

    1. Bình Đinh 18 comment

      1. Bạn chờ 1 lát xem sao ( thường mình tự note lại )
      2. Bạn đã add domain (vhost) ? Nếu đã làm rồi thì theo đường dẫn

      /home/domain/public_html

      1. Thanh Nguyễn 4 comment

        Chào bạn,

        domain mình add lúc chạy Script đến đoạn điền “Tên miền chính”. Vậy mình up soure code của mình vào đúng thư mục của domain đó bằng cách nào.

        Thanks.

        1. Bình Đinh 18 comment

          Lúc bạn cài hocvps xong, bạn phải add domain của bạn vào theo như hướng dẫn trên
          Lưu ý: mình dùng command bash thông qua phần mềm là putty

          ví dụ: mình có domain là hocvps.com thì mình sẽ tạo vhost tại mục #2 cho hocvps.com

          sau đó dùng command #cd /home/hocvps.com/public_html để tới folder của domain đó. Ngoài ra có 2 cách up source cũ và mới

          1- nếu bạn đã có source WP của bạn ở đâu đó thì nên nén lại theo định dạng ZIP > sau đó up source lên bằng cách dùng Winscp hoặc Cyberduck > sau đó bạn unzip. ( mình dùng cyberduck vì nó có chức năng giải nén luôn )

          hoặc bạn up source WP đã nén ở đâu đó có thể download trực tiếp :
          sau khi bạn: cd /home/hocvps.com/public_html
          #wget http://link download/fileZIP
          #unzip fileZIP

          2- nếu bạn cài đặt mới hoàn toàn thì sau khi bạn
          #cd /home/hocvps.com/public_html
          #wget http://wordpress.org/latest.tar.gz
          để tải source WP về

          Sau đó : #tar -xvf latest.tar.gz
          Vậy là bạn đã có source WP > mở trình duyệt gõ domain vào và install WP

  7. haxuan 13 comment

    không có imap, báo lỗi: To fix this: Please ask your web host to install IMAP PHP extension module
    fix thế nào vậy à ?

    1. Luân Trần Admin

      Bạn hãy tiến hành cài đặt IMAP cho VPS nhé. HocVPS Script không tự động cài đặt cái này.

  8. MĐTQ = Mình đẹp trai quá 19 comment

    Bác LT ơi !
    Em cài hocvps xong, chạy cakephp, và xuất hiện báo lỗi
    An Internal Error Has Occurred

    Error: An Internal Error Has Occurred.
    vậy có liên quan gì đến htaccess không bác.

    1. Luân Trần Admin

      Server chạy Nginx nên không sử dụng file .htaccess, không liên quan đến htaccess nhé

      1. MĐTQ = Mình đẹp trai quá 19 comment

        trong vps làm sao hạ php 5.4.x xuống php5.2 vậy bác LT. Lỗi này là do sử dụng php5.2 giờ 5.4…nên ko chạy được

  9. phúc 4 comment

    Mình đã cài dc wp rồi, cám ơn bạn Phong đã chỉ. Cho mình hỏi nếu muốn tạo thêm folder thì làm sao ? chức năng lưu code hoạt động nói gửi email để kiểm tra nhưng mình kiểm tra lại không thấy

    1. Luân Trần Admin

      Email thì một lúc mới tới nơi. Ngoài ra bạn check trong spam folder xem có mail không nhé.
      Bạn hỏi tạo thêm folder là như thế nào nhỉ, mình không hiểu lắm.

      1. phúc 4 comment

        Email mình đợi hơn 1 ngày mà vẫn ko thấy – còn cái folder thì mình test được rồi. Cho mình hỏi có thể tạo sub-domain được không bạn

    1. Luân Trần Admin

      Bạn dùng VPS ở đâu thế, thử reinstall OS rồi cài lại xem như thế nào?

      Bạn thử chạy riêng dòng lệnh này xem có lỗi gì không: rpm -Uvh http://rpms.famillecollet.com/enterprise/6/remi/x86_64/remi-release-6.5-1.el6.remi.noarch.rpm

      Hoặc trước khi cài đặt script bạn thử update CentOS xem như thế nào:

      yum -y update
      yum -y upgrade
  10. Host Việt 1 comment

    Hồi đầu xài Servertut để test performance Cloud VPS thấy khá ổn, sau đó thấy không phát triển nữa nên buồn quá. Giờ lại thấy có hướng phát triển các script auto như vậy là rất đáng mừng ạ.

    1. Phong 19 comment

      chuẩn không cần chỉnh, thú vị lắm bác. em gặm từng chút một cho nó thấm.

  11. Phong 19 comment

    Sau một lát cày bừa
    em xin bổ sung thêm để bác thêm vào bài viết để bạn nào dính lỗi như em sẽ tham khảo nhé:
    Nếu sử dụng dòng lệnh này, mà bị lỗi như em
    cd /usr/share/nginx/html/
    thì thay bằng dòng lệnh cd /home/domain của bạn/public_html
    là sẽ ok.

      1. Phong 19 comment

        Em ko biet bac bị lỗi gì và cài sao nhưng e lam như sau:
        – em làm sạch vps của e như mới mua. Sau đó thực hocvps script của bác LT.
        – thực hiện tiếp cài wp theo bài
        https://hocvps.com/cai-dat-wordpress-tren-centos-6/
        đến cuối cùng chạy
        http://site.com/wp-admin/install.php
        lại xuất hiện thông báo
        No input file specified.
        Hỏi bác LT thì bác ấy bảo là chắc e cài thiếu bước nào đó, nhưng e rà lại và reboot vps khoảng 6 lần và cài lại nhưng vẫn bị.
        E mới thay đường dẫn lúc cài wp là cd /user/share/nginx/html thành cd /home/domain/public_html
        Sau đó thực hiện các bước như bác LT hướng dẫn
        Và em đã cài xong wp.
        Thanks bác LT nhé.
        Cày bừa dàn dáo của vps ko dễ chút nào. Chắc e mới mò vps nên thấy khó.

        1. Bình Đinh 18 comment

          ủa sao lại là wp-admin/install.php ?? nếu như nội dung bác đưa thì no input là đúng rồi vì làm gì có file install.php nào trong wp-admin của source WP O_O bác có nhầm lẫn không vậy.

          Khi add vhost từ script bác Luân aka ServerTuT thì đường dẫn cho folder www hay public_html giống shared host là /home/domain/public_html

          1. Phong 19 comment

            Chào bác Bình Đinh !
            Chắc chắn là em ko nhầm được bác ah. Em đã cài wp từ domain/wp-admin/install.php.

          1. Bình Đinh 18 comment

            Ủa sao lại chạy wp-admin/install làm gì ?

            Bác là fresh install hay là move data từ chỗ khác sang ?

            Nếu là fresh install sau khi wget source wordpress tại wordpress.org thì cứ http://domain/

            sau đó sẽ tới màn config và điền DB để setup là xong thôi mà chứ có làm gì đâu … lần đầu tiên mình thấy cài đặt mà phải chui vào tuốt wp-admin…

        1. Luân Trần Admin

          Vậy đây là do site WP của bạn lỗi plugin khi chuyển hosting rồi. Bạn hãy thử disable all plugin rồi enable từng cái 1 để xem cái nào bị lỗi rồi tiến hành cài lại plugin đó.
          Không phải do lỗi script nhé 😛

    1. Luân Trần Admin

      Chắc bạn thiếu bước nào rồi vì mình đã cài đặt WP theo bài viết rất nhiều lần ok rồi.
      Bạn check lại đoạn Tạo WordPress MySQL Database và User thì dùng luôn script (option 8) nhé. Kiểm tra lại nội dung file wp-config.php chuẩn chưa nữa.

  12. Phong 19 comment

    Cái này hay nè bác LT!
    Bác ra cái này đúng lúc em đang bí. Thanks bác.

  13. Ngoc Oánh 6 comment

    Bác lấy code người khác và sửa luôn cả tên gọi.
    bác vi phạm bản quyền rồi đó bác.
    Công trình của anh ấy mà bác làm một phát thành học script

    1. Luân Trần Admin

      Trong bài viết này và trong cả các bài giới thiệu về sau, mình vẫn sẽ ghi rõ là script phát triển lên từ Servertut. Cái cũ rất tuyệt vời nhưng đã ngừng phát triển, điều mình làm chỉ là mong muốn tiếp tục phát triển nó cho mọi người sử dụng thôi. Mình có quen cái anh làm script này bạn nhé 🙂
      P/s: blog bạn hay đấy, mình có thỉnh thoảng vào đọc. Tiếp tục phát triển tốt nhé 😉

  14. Vu Dai 2 comment

    Bạn bổ sung để script tự động update các thành phần thì tốt. Mà mình không thấy firewall nhỉ? Cả cloudflare nữa vì mình dùng thấy rất tốt. Nên bổ sung cache nữa.

  15. iTunes Plus 6 comment

    Bác LT à. Em có câu hỏi nhờ bác giải đáp. Em thấy cái scrip này khi gửi email nó vào mục thư rác. Có cách nào để khi gửi mail ko vào mục thư rác ko bác

    1. Daiduong47 4 comment

      Gửi email nó bay vào mục thư rác vì root@ip_vps nó chẳng có tên tuổi gì và chẳng khác gì spam nên bị bay vào mục spam của gamil thôi bạn ạ. Bạn báo không phải thư spam là ok thôi 🙂

  16. Bình Đinh 18 comment

    mình thấy Low VPS và người mới mình nghĩ những cái APC, MemCache, XCache đó không quan trọng nhiều, chỉ tăng size Ram consume lên khi đó lại lay hoay xử lý cũng mệt, cứ flat & fresh mà dùng.

    Khi start up đa phần resource VPS dùng thấp nên các plugin hầu như đáp ứng được tốt 😉 khi nào cứng cáp và to cỡ chiasecoupon thì moi móc tìm tòi hoặc tự thêm vào là ổn,

    Mình cũng không chuộng Google Pagespeed : dùng WP-SuperCache & Autoptimizer plugin là đủ 🙂

  17. son 3 comment

    Thiếu mấy cái về cache, xcache …mencache .. bây giờ cái này quan trọng vì quan trọng là tốc độ mà

    1. Luân Trần Admin

      Mình đồng ý những module đó quan trọng, tuy nhiên chưa phù hợp với những bạn beginner nên đã quyết định remove đi.
      Nếu cần cài đặt thì các bạn hãy sử dụng hướng dẫn mình có post trên blog Học VPS này.

  18. Daiduong47 4 comment

    Cám ơn bác Luân nhé, nhưng sao lại không có google pagespeed vậy bác, hơi buồn khi thiếu chức năng đó, bác Luân bỏ sung được thì hay quá, web mình toàn chạy mod đó thôi, rất ổn 🙂

    1. Luân Trần Admin

      Google pagespeed cá nhân mình đánh giá không phù hợp, không tốt cho SEO nên đã bỏ đi rồi.

      1. Daiduong47 4 comment

        Giờ mình mới biết nó không tốt cho SEO Luân ah. Sao lại không tốt cho SEO nhỉ, cám ơn bạn đã nhắc. Chắc giờ dùng dịch vụ optimize của php có sắn trong mã nguồn thôi.

  19. tinhbk 9 comment

    Bạn có thể nói qua 1 vài phần thay đổi và tối ưu hơn so với servertut không?
    Mình cũng đang dùng servertut và thấy khá ổn 🙂

  20. Danglq 16 comment

    Khi có các bản nâng cấp mới của các thành phần như nginx phpmyadmin thì có tự động nâng cấp được không nhỉ?

    1. Luân Trần Admin

      Hiện giờ chưa có chức năng tự động cập nhật, mình đang tìm cách thực hiện.

  21. Anh Tran 1 comment

    Có thể cài MySQL, bỏ qua MariaDB và bỏ luôn phpMyAdmin đc ko? Mình chỉ cần mấy thứ cơ bản của LAMP mà thôi.

    1. Luân Trần Admin

      Script này cài LEMP server, còn LAMP thì mình sẽ nghĩ cách làm dần dần.

  22. Hailua 5 comment

    Hi, Thank LT đã tiếp tục sự nghiệp của server TUT, vậy cài xong hocvps tôi muốn thêm cái BTsync tools của server tut thì làm sao? tôi cần sync file từ vps về máy và ngược lại.

    1. Luân Trần Admin

      Những thành phần đó mình sẽ có bài viết hướng dẫn ở trên blog, nếu bạn hoặc ai đó cần thì sẽ cài thêm vào server.

  23. Lan Tra 2 comment

    Bài viết quá hay, rất thích hợp với những người làm quen với VPS. Hy vọng tương lai sẽ có dịp xài script này khi chuyển qua VPS. Cám ơn bạn.

  24. David 14 comment

    Cái này phát triển từ servertut (cái này die roài) để đơn giản hơn cho người mới mà.

    1. đức 2 comment

      Bạn ơi , mình cài xong xài gặp lỗi nó không cho cập nhật .htaccess file trong wordpress làm cho website không redirect về file 404 khi sai đường link

        1. Đức 2 comment

          Mình biết là vậy , nhưng làm thế nào để nó tự redirect về trang 404 khi người dùng vào những link lỗi .

  25. iPremiums 6 comment

    Thanks LT. Mấy hôm nay ngồi cài Centminmod nhg vẫn bị mắc phần rewirte đường dẫn. Có lẽ thử cái script này của bạn xem sao 🙂

      1. iPremiums 6 comment

        Lỗi này mình không mắc. Làm theo series centminmod của thạch phạm thì ko config được đường dẫn tĩnh :)> Có cái để vọc vạch rồi. 🙂

        1. Luân Trần Admin

          Có thông báo gì không bạn?
          Sau khi cài đặt xong nó sẽ tự động khởi động lại VPS đấy.

          1. iPremiums 6 comment

            Do lỗi VPS bạn à. Mình vừa đăng ký test thử cái interserver. Cài scrip này giống servertut. Lấy hết ram làm cache hay sao ấy :(. cài xong check Ram free = 0

          2. Luân Trần Admin

            Quá trình cài thì tất nhiên phải tốn RAM rồi.
            Chắc VPS của bạn ít RAM quá, mình test thử ở DigitalOcean 512RAM, 0MB swap mà không gặp vấn đề gì cả.

          3. Cường 10 comment

            Sau khi cài đặt xong script thì VPS khởi động lại, nhưng mình chờ lâu quá mà không thể truy cập vào được, giống kiểu máy tính tắt rồi chưa bật lên í.

          4. Luân Trần Admin

            Thường thì sau khoảng chục giây là truy cập được rồi, tuy nhiên một số nhà cung cấp có thể block port 80, phải mở thủ công ko truy cập được. Bạn dùng VPS ở đâu vậy?

          5. Luân Trần Admin

            OVH mình cài mọi thứ hoàn hảo mà, bạn check lại kĩ coi sao?

          6. Cường 10 comment

            Để mình hỏi thông tin đăng nhập vào bảng điều khiển xem sao, hiện tại mình chỉ có IP và tài khoản đăng nhập VPS nên không xử lý được, cảm ơn bạn đã trả lời nhiệt tình.

    1. Bình Đinh 18 comment

      Script centmin mod chỉ cần thêm thêm 1 dòng vào trong domain.conf là update được permalink rồi bạn ơi

      Tiện đây bác Luân cho mình hỏi script này là dùng function complied giống servertut ? hay là có thể manual update được các module ?

      Nếu servertut phải chỉnh source để update nginx,mariaDB,php-fpm khi có phiên bản mới nên hơi cực.

      1. Luân Trần Admin

        Script hiện tại compile giống Servertut.
        Mình đang tìm cách có thể update các thành phần khi có phiên bản mới. Sử dụng script tự động hoặc hướng dẫn mọi người làm manual, chưa nghĩ ra 🙂

        1. Bình Đinh 18 comment

          Nói chung có người chịu update từ serverTUT là ngon lành rồi, chúc mừng bác, mình cũng mò mẫm optimize servertut từ đó giờ để dùng 😉

          Giờ add-on thêm những module cần thiết và upgrade/downgrade nữa là ổn 🙂 bản chất serverTUT làm khá tốt rồi.

          Mà mình thích cái domain Đặt Cục Gạch hơn =))