Bạn mới tìm hiểu về VPS và chưa biết bắt đầu từ đâu? Hãy yên tâm đọc bài này vì bạn đã đến đúng nơi cần đến rồi đó.

hocvps banner

Đầu tiên bạn cần hiểu được VPS khác biệt rất nhiều so với shared hosting. Với VPS bạn sẽ phải cài đặt toàn bộ mọi thứ từ webserver đến PHP, MySQL để website có thể hoạt động được. Do đó, bạn sẽ cần một số kiến thức kỹ thuật nhất định để sử dụng.

Trong trường hợp bạn không có điều kiện về thời gian, kiến thức kĩ thuật mà muốn sử dụng VPS, hãy tham khảo Dịch vụ cài đặt VPS của Học VPS.

I. Đăng ký VPS

Nếu bạn muốn VPS có chất lượng tốt, ổn định hãy lựa chọn một trong số các nhà cung cấp sau:

  1. Vultr chọn location Japan hoặc Singapore
  2. Digital Ocean chọn location Singapore hoặc San Francisco
  3. Linode chọn location Japan hoặc Singapore
  4. Ramnode chọn location Los Angeles hoặc Seattle

II. Tìm hiểu các kiến thức căn bản

Sau khi đăng ký xong VPS ở một trong số các nhà cung cấp trên, các bạn cần nắm được các câu lệnh SSH căn bản dùng để thao tác trên Linux.

Do toàn bộ thao tác cài đặt VPS thông qua dòng lệnh console, nên tất nhiên bạn cần phải biết cách dùng ZOC Terminal kết nối VPS, hoặc sử dụng PuTTY cũng được. Dùng ZOC hay hơn vì bạn có thể copy/paste thoải mái. Mình đang dùng công cụ này.

Tiếp theo tìm hiểu về một số Control Panel được giới thiệu trên Học VPS, cũng như tìm hiểu khái niệm LEMP, LAMP (2 loại webserver phổ biến nhất hiện nay).

Thông thường khi sử dụng shared hosting bạn sẽ có thông tin FTP để upload dữ liệu, tuy nhiên VPS thì khác, nếu muốn dùng FTP thì bạn phải cài thêm service vào. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng tài khoản root để upload dữ liệu thông qua giao thức sFTP, chậm hơn FTP một chút nhưng bù lại không phải cài thêm service, tiết kiệm RAM cho VPS.

VPS có một lệnh rất hay bạn nên biết đó là wget, cho phép bạn download trực tiếp file về server. Do đó, nếu bạn đang có file có direct link, hãy sử dụng công cụ này thay vì download xuống rồi up lên rất mất thời gian.

Đôi lúc sau khi cài đặt xong các service, bạn cần phải điều chỉnh lại file cấu hình để hoạt động ổn định hơn theo đúng nhu cầu. Để thực hiện việc này, bạn có thể kết nối sFTP download file xuống rồi sửa bằng Notepad, hoặc sử dụng nano editor để chỉnh sửa ngay trên server.

Cuối cùng là một số câu lệnh Linux bắt buộc phải nhớ trước khi tiến hành xây dựng VPS.

III. Xây dựng VPS

Sau khi chuẩn bị đủ các kiến thức căn bản (hoặc chuẩn bị sơ sơ cũng được vì khi cài đặt thực tế bạn sẽ hiểu rõ hơn), chúng ta sẽ bắt tay vào xây dựng VPS.

Đầu tiên, một việc bắt buộc nên làm mỗi khi bạn tạo mới VPS đó là kiểm tra swap đã kích hoạt chưa. Đây là một dạng bộ nhớ ảo chức năng tương tự RAM nhưng sử dụng ổ cứng để lưu trữ. Tác dụng của swap là để tăng thêm bộ nhớ cho server. Nếu VPS của bạn sử dụng ổ cứng SSD, chưa tạo swap thì hãy tham khảo ngay bài hướng dẫn cài đặt swap trên CentOS hoặc trên Ubuntu. Nhớ là ổ cứng SSD hoặc có tốc độ I/O cao thì mới dùng làm swap được nhé, nếu không sẽ làm giảm performance hệ thống.

Có 2 cách để cài đặt VPS đó là cài đặt tự động và cài đặt thủ công từng service một.

1. Cài đặt tự động VPS

Trong cài đặt tự động cũng có nhiều kiểu khác nhau, cài đặt cả hệ thống control panel có thể quản lý user, reseller, client tương tự như cPanel hoặc cài đặt tự động thông qua các bash script được một số cá nhân tự chế (trong đó có mình với HocVPS Script).

Đặc điểm chung của việc cài đặt tự động đó là quá trình cài đặt rất dễ dàng, nhanh gọn. Bạn chỉ cần chạy 1 vài câu lệnh, nhập một số thông tin căn bản cần thiết vào rồi ngồi uống cafe chờ nó tự cài đặt từ đầu đến cuối là xong.

Cài đặt cả control panel thì bạn dễ dàng sử dụng hơn do có giao diện trực quan nền web, tuy nhiên điểm yếu nó mang lại đó là việc phải cài đặt nhiều thành phần khác nhau dẫn đến tốn RAMcác vấn đề liên quan đến bảo mật do việc tự động cài đặt gây ra. Lời khuyên của mình là chỉ nên cài các control panel này để chơi cho biết, chứ không nên sử dụng lâu dài.

Một số control panel nổi bật hiện nay như: Zpanel, Vesta Control Panel hoặc Kloxo-MR.

Một số script tự động cũng rất nổi bật như: HocVPS Script (nổi bật nhất luôn), VPSSIM hoặc Centmin Mod

Mình khuyến khích các bạn sử dụng HocVPS Script vì script này chỉ cài đặt các thành phần bắt buộc phải có với mỗi webserver, không cài thêm các service không cần thiết khác, đảm bảo tiết kiệm RAM nhất và không sợ các vấn đề bảo mật. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm VPSSIM, cũng là bash script nhưng cài đặt sẵn khá nhiều service, tốn tài nguyên hệ thống hơn.

2. Cài đặt thủ công VPS

Cài đặt thủ công tuy bạn phải tự mày mò cài đặt từng service, tối ưu từng cái rất tốn thời gian, tuy nhiên bù lại bạn sẽ học hỏi được nhiều điều nhất.

Với những ai đang muốn bước chân vào thế giới VPS, thì mình khuyên nên mày mò tự cài đặt một webserver như LEMP hoặc LAMP, sau khi đã nắm rõ rồi hãy chuyển qua các script cài đặt tự động.

Mình có 2 bài hướng dẫn để các bạn tham khảo ở đây:

  1. Cài LEMP trên CentOS, webserver là nginx nên tốc độ và hiệu suất cao hơn so với Apache.
  2. Cài LAMP trên CentOS cho những bạn đã quen với Apache hoặc code có nhiều rule htaccess.

IV. Một số kiến thức cần thiết khác

Đây là những kiến thức cao cấp hơn, không sử dụng thường xuyên nhưng bạn cũng nên biết khi quản trị VPS.

1. Các thao tác với database

Thông thường bạn có thể tạo database và user thông qua phpMyAdmin với tài khoản MySQL root, tuy nhiên, cách truyền thống vẫn là thông qua dòng lệnh.

Tạo mysql user và database bằng lệnh

Các câu lệnh MySQL cần phải biết

Reset MySQL root password

Và còn nhiều bài viết hướng dẫn khác nữa trong chuyên mục Database

2. Tối ưu server

Khi đã có VPS hoạt động ổn định rồi thì việc tiếp theo chúng ta cần quan tâm đó là tối ưu để hoạt động tốt hơn. Một số bài viết các bạn nên tham khảo như:

– Cấu hình tối ưu cho VPS sử dụng HocVPS Script (chỉ với 2GB RAM chịu tải được hơn 4.600 người online)

– Sử dụng Varnish

Tối ưu LEMP server hoặc LAMP server.

– Tối ưu MySQL Query Cache

Tối ưu PHP với Zend OPcache

Cache database với memcached

Tăng tốc Nginx web server với Pagespeed

3. Sao lưu server

– Backup VPS với Duplicity

4. Một số package cần thiết khác

phpMyAdmin trên CentOS hoặc Ubuntu

Email

Hi vọng với bài viết tổng hợp này, các bạn đã có định hướng rõ ràng hơn để bắt đầu sử dụng VPS. Mọi băn khoăn thắc mắc vui lòng để lại comment bên dưới, mình sẽ trả lời cẩn thận.

Comment của bạn

Lưu ý: tất cả comment đều được kiểm duyệt cẩn thận! Nếu có code bạn hãy up lên pastebin.com rồi để lại link trong comment.

420 Comments

  1. Dung 2 comment

    Bạn có thể hướng dẫn cấu hình domain trong vps được chứ. mình muốn cấu hình nhiều website trên 1 vps thì cần những bước gì? thank

    1. Luân Trần Admin

      Nếu muốn thêm domain thì bạn cần điều chỉnh thông tin virtual host. Không biết bạn cài đặt VPS theo hướng dẫn nào vậy?

      1. Dung 2 comment

        Hi thank ban, đơn giản chỉ cần cấu hình virtual host, có còn phải cấu hình thêm gì nữa ko bạn, như thêm domain.
        Mình mua vps trên DO nhưng chưa settup gì bạn.

        1. Luân Trần Admin

          Đúng rồi chỉ là vấn đề virtual host thôi. Trước mắt bạn cứ lo setup xong webserver trước đi nhé, rồi mới đến bước này sau 😀

  2. Chương 3 comment

    Anh ơi cho em hỏi, em có tạo một VPS ở DO, lúc em đăng nhập vào bằng putty đến bước đổi pass thì Putty nó thoát luôn, em đã thử trên nhiều máy đều bị như thế, không biết là làm sao a nhỉ

    1. Luân Trần Admin

      Bạn lưu ý khi nhập pass trên Linux sẽ không hiển thị ký tự gì cả nhé.

  3. Thanh Tùng 1 comment

    Mình có 1 con server đang chạy win server bây giờ muốn làm nó thành VPS thì nên bắt đầu từ đâu hả AD ? 😀

    1. vnscorpion 51 comment

      Bạn có thể cài 1 máy ảo chạy linux bằng vmware hoặc virtual box rồi NAT port nó ra ngoài là xong, ko cần cài lại hệ điều hành đâu

  4. Phương Nguyễn 9 comment

    Thanks bạn vì đã giúp. Mình có đổi pass và update lại trong scripts.conf như đường dẫn của bạn rồi mà vẫn không tạo đc database

    1. Luân Trần Admin

      Nếu được gửi thông tin đăng nhập VPS vào email admin@hocvps mình check cho nhé.

  5. Phương Nguyễn 9 comment

    Chào luân. Mình cũng mới dùng VPS và muốn hỏi làm thế nào để tạo được email trong vps, cấu hình server để nhận và gửi mail cũng như đăng nhập vào các mail app.
    2. làm thế nào để tạo được nameserver cho VPS
    Thanks bạn

    1. Luân Trần Admin

      Để gửi mail được thì bạn hãy cài đặt sendmail (https://hocvps.com/tag/sendmail/) hoặc sử dụng HocVPS Script sẽ tự động cài đặt luôn.
      Còn nhận mail mình khuyên không nên sử dụng VPS, hãy dùng các dịch vụ khác free như của Zoho, Yandex sẽ ổn định nhất.

      1. Phương Nguyễn 9 comment

        Thanks bạn. À mình không hiểu sao chức năng tạo database trong Hocvps scrips ko hoạt động với mình nhỉ. Sau khi tạo trong hocvps scrips thì mình check lại trong database ko có. Tạo thủ công bằng dòng lệnh thì được. bạn thử check lại giúp mình nhé

        1. Luân Trần Admin

          Mình đoán do bạn thay đổi password root đúng không, update lại password trong file /ect/hocvps/scripts.conf nhé

  6. Vũ Tuấn IT 1 comment

    Bạn luân cho hỏi cách tối ưu cho vps chạy hocvps script với. Mình muốn thiết lập cho WP bản 4.2.1 trở lên và một web cũ chạy PHP.

  7. Vũ Đạt 2 comment

    các tiền bối chỉ dạy em cách kiếm tiền với. em kiếm được em sẽ hậu tạ

  8. Vũ Đồn 20 comment

    Bác cho em hỏi chút. VPS vultr e cài lên sử dụng cho nhiều website được chứ hay chỉ 1 site. e thấy bài hướng dẫn chỉ 1 cái chưa hiểu rõ về nhiều site ntn 🙂 .hy vọng có bài hướng dẫn thanks.

    1. Luân Trần Admin

      Những bài hướng dẫn cài LEMP hay LAMP là mặc định cho 1 domain thôi, cơ mà bạn hoàn toàn có thể add thêm domain vào được.

  9. Nam Thanh 36 comment

    Ad cho mình hỏi, mình có nghe 1 số pro nói một khi site đã có traffic thì ko nên dùng VPS chạy nữa với 1 số lý do sau:

    VPS là một server ảo được cài đặt trên 1 server thật. Mà nhà cung cấp cài đặt bao nhiêu server ảo VPS trên 1 server thật thì không ai có thể biết trừ nhà cung cấp. Thông thường khoảng >= 20 VPS/1 server thật.
    Một VPS có thể cài đặt không giới hạn số lượng website. Tức có người thì cài đặt 1 website/1 VPS. Có người cài 5. Có người cài 10. Thậm chí có người cài 50. Nên bình quân 1 con server thật chạy khoảng 20 VPS ảo, và “gồng gánh” chịu được có thể là 20 website và cũng có thể là vài trăm website.
    Trong khi cấu hình server (cũng tương tự một chiếc máy tính của bạn) với các phần cứng ram, chip, bộ nhớ,… chỉ có thể chịu được sức chịu tải cho một lượng website nhất định, chứ không thể chạy theo kiểu “không giới hạn”, người sử dụng thích cài đặt bao nhiêu thì chạy.
    VPS thường không giới hạn số lượng web được cài đặt nên rất không ổn định. Rất hay bị dơ hoặc chết. Đồng nghĩa website của bạn sẽ không truy cập được. So với số tiền thiệt hại trong kinh doanh với số tiền tiết kiệm được do thuê VPS thay vì thuê gói hosting lớn hơn thật không đáng. Vừa ảnh hưởng uy tín của bạn với khách hàng, vừa tổn thất làm giảm doanh thu và lợi nhuận.

    Ad thấy như thế nào. Em cũng tính thuê vps chạy nhiều site

    1. Luân Trần Admin

      Đúng là việc có bao nhiêu server ảo trên 1 server thật thì không ai biết được cả. Do đó chúng ta cần chọn những nhà cung cấp uy tín trên thế giới, không phải rẻ lúc nào cũng tốt.
      Cái bạn nói đó là OpenVZ VPS, tức là những VPS có chia sẻ tài nguyên với nhau. Còn những công nghệ ảo hóa khác, ví dụ KVM, XEN, Vmware không như vậy. VPS của bạn có tài nguyên RAM/CPU như thế nào thì sử dụng như thế, các VPS khác không can thiệp được vào.
      Một số nhà cung cấp VPS uy tín bạn nên dùng như: Vultr, Digital Ocean, Linode, Ramnode

    2. vnscorpion 51 comment

      Bạn có biết Hosting nó cũng như VPS là đều từ 1 máy chủ vật lý mà ra ko? Và trên máy chủ vật lý đó, nó cài bao nhiêu hosting bạn cũng ko biết được. Tiếp nữa là Hosting nó sẽ ko cam kết cấu hình cho bạn, nó chỉ cam kết dung lượng và băng thông cho bạn thôi. Còn VPS nó cam kết số CPU và Ram nữa.
      Tới đây bạn tự hiểu là cái nào tốt hơn cái nào rồi đó

  10. Tuấn Lê 5 comment

    Bạn ui, cho mình hỏi mình đã cài web thứ nhất thành công bằng Cenminmod. Nhưng đến Web thứ hai mình đã trỏ tên miền vào vps và hoàn thành bước làm database nhưng web chỉ hiện lên trang nginx test page. Nhờ bạn chỉ giúp cách khắc phục với. Thank bạn nhiều

    1. Luân Trần Admin

      Qui trình của bạn như sau:
      – Vào menu của Cenmintmod, add thêm site
      – Upload code và database vào folder của domain
      – Trỏ domain về IP VPS
      Bạn check lại xem có thiếu gì ko?

  11. Phạm Hữu Dư 1 comment

    Mặc dù đang dùng server nhưng thực tình là kiến thức về VPS còn hạn hẹp quá, mà lại ko có nhiều thời gian để học hỏi 🙁

  12. Duy Minh 10 comment

    Luân ơi cho mình hỏi là Hocvps Script là cài Nginx cho VPS vậy nếu mình làm cái NGINX làm Proxy cho Apache thì có ảnh hưởng tới các trang web hiện tại mình đã cài không? và mình có thể chạy được các source code dùng apache không?

    1. Luân Trần Admin

      Cấu hình lúc đó sẽ khác, hơi lằng nhằng chút. Tốt nhất bạn nên cài đặt theo bài hướng dẫn dùng Nginx làm reverse proxy kia.

        1. Luân Trần Admin

          Cài LAMP hay LEMP ko giải quyết vấn đề gì liên quan đến việc có nhiều web hoạt động trên VPS bạn ạ.
          Nếu code của bạn bắt buộc phải dùng Apache (do không tương thích với Nginx, nhiều rule htaccess) thì hãy dùng LAMP, không thì mình luôn khuyến khích sử dụng LEMP.

  13. Nguyễn Ngọc Lâm 2 comment

    Nói thật e đọck xong nhưng e k hiểu j cả.mong ad chỉ rõ hơn nữa đc k?e muốn tạo vps để sử dụng

  14. Người Vận Chuyển 1 comment

    Không thầy đố mày làm nên. E muốn học cái này không biết có chỗ nào dạy không hả bác chủ !

    1. Luân Trần Admin

      Mình có dạy free đó bạn, đọc hết những bài mình giới thiệu trong blog này và thực hành theo đảm bảo pro ngay 😀

  15. Nguyễn Ngọc Lâm 2 comment

    ad cho em hỏi là muốn có vps mình phải đặt mua theo đơn hàng của các hãng trên phải không?mong ad trả lời giúp e

    1. Luân Trần Admin

      Đó là những gợi ý mình khuyên dùng do chất lượng và giá tốt. Bạn hoàn toàn có thể mua ở những chỗ khác.

      1. Duy Minh 10 comment

        Mình cái Hocvps Script rồi, bây giờ lục web hocvps tiếp 😀
        hay bạn cho mình hẳn cái link để đở phải lục nhé 🙂

  16. Đạo 34 comment

    mình muốn hỏi là mình đang có website, giờ mình muốn chuyển sang vps của Vultr thì làm thế nào? Mình cài Hocvps Script rồi

    1. Luân Trần Admin

      Bạn hãy upload dữ liệu lên và import database vào. Nếu upload = sFTP thì nhớ chạy chức năng phân quyền webserver của Hocvps Script nhé.

      1. My Car News 2 comment

        Làm việc này thế nào bạn? Mình tìm không thấy bài nào hướng dẫn upload và import data cho wordpress cả.

        Cảm ơn

  17. KLT 2 comment

    Thớt cho hỏi,sao phải dùng VPS của nước ngoài.Trong khi ở Việt Nam rất nhiều nhà mạng cho thuê VPS giá rất rẻ và support rất tốt ( VD: CMC,VNPT….). Công ty mình cũng đang dùng của CMC 5 năm nay,thấy rất ổn,support quá tốt…. ngay cả 2-3 giờ sáng vẫn nhiệt tình.Thanks thớt

    1. Luân Trần Admin

      VPS trong nước rẻ thì mình không đồng ý, nước ngoài có những chỗ giá tốt hơn rất nhiều, mà thường là thanh toán theo số giờ sử dụng, nếu thấy chất lượng ko tốt bạn có thể cancel là ko bị tính tiền nữa. Do đó chúng nó luôn phải đảm bảo chất lượng tốt để còn lôi giữ chân khách hàng. Còn ở VN toàn phải mua cả cục, thấp nhất là từng tháng một. Nếu ko dùng được phải vứt đó.
      Support thì chắc bạn may mắn gặp phải nhà cung cấp tốt thôi 😀

    2. Tien Tran 6 comment

      Tùy vào site dành cho người việt hay người nước ngoài mà thuê thôi bạn. Chứ nếu dùng site cho người Việt mà đặt vps nước ngoài thì không ổn. Mạng ổn định thì không sao mà cứ đứt cáp quang thì coi như xác định!. VPS trong nước nói chung là đắt nhưng đường truyền ổn định hơn thôi. Cá nhân minh cũng dùng cả VPS trong nước và nước ngoài rồi đấy chứ

  18. Phi 1 comment

    chào cac bạn. mình mới dung vps chưa hiểu roc cho lắm mong các bạn hỗ trợ mình lỗi sau
    mình cài đặt plugin nhưng toan lỗi ví dụ cài đặt wordpress seo yoast thì nó hiện lỗi Your hosting environment does not support PHP’s Document Object Model. To enjoy all the benefits of the page analysis feature, you’ll need to (get your host to) install it.
    không thể check được

    1. Luân Trần Admin

      Do VPS của bạn chưa cài đặt thư viện php-xml ấy mà, chạy lệnh sau nhé: yum install php-xml hoặc cài mới server dùng HocVPS Script là xong

  19. Bảo Việt 1 comment

    Cho mình hỏi chút là. nếu mình ko dùng vps ma là cài centos trên máy của mình.
    mình đã thử chạy với Virtualbox. cài đặt mysql, php, httpd ok. cũng đã có thể dùng puppy connect từ máy thật đến máy ảo Virtrualbox qua ssh cung ok.
    Từ máy ảo ping đến ip máy thật hay ngược lại đều ok.
    nhưng khi mình chạy ip của centos trên brower thì ko thành công.
    Hi vọng nhận đc giúp đỡ.

  20. nam 12 comment

    Thanks Luân trần..
    ..
    Mình tìm trên google hay trên hocvps thấy toàn là lệnh install mà ko có lệnh reinstall
    VD: Mình ko muốn cài phpmyadmin bt nữa mà muốn chỉ để phpmyadmin script thì ko bít làm thế nào để gỡ phpmyadmin kia,reinstall vps thì bất tiện wá, Xl mh ms mày mò vps nên chưa hiểu sâu lắm!

    1. Nhan 1 comment

      Directaadmin bạn phải mua lisence, vì là phần mềm có bản quyền, nếu đã mua lisence thì dễ cài thôi bạn, chỉ cần chạy lệnh ./setup và điền thông tin key là xong, con nâng cao hơn thì nghien cứu trong diễn đàn của nó

  21. Lê Sơn 1 comment

    Mình định mua vps trên console.online.net mà không biết cách setup vps window để dùng bạn có tut nào hướng dẫn setup không chỉ mình với!
    Rất cảm ơn những bài viết của bạn!
    Chúc bạn nhiều sức khỏe và kiếm nhiều xeg 😀

  22. vuongquangnoi 1 comment

    Mình đang xài Servertut nhưng hàng ngày phải reset lại Mysql vì bị quá tải, tỏng khi vs chỉ tầm 800-900/day. Mình dùng VPS của DO. Bác có tút nào hướng dẫn tối ưu cho vấn đề này ko vậy ?

    XIn cám ơn !

  23. Thanh Nguyễn 4 comment

    Chân ướt chân ráo từ host lên VPS nên mù tịt về zụ này. Và cũng nhìu lần săm soi site datcucgach.com của bác mà nhìu thông tin quá không biết bắt đầu từ đâu. Ngồi nghiên cứu tùm lum mà chưa được cái gì hết.

    Bây giờ có trang này rồi thì chuẩn men. Thanks Luân Trần nhìu nhé.

    1. Luân Trần Admin

      Mình rất vui khi những bài viết này giúp ích được bạn, cần gì bạn cứ để lại comment nhé.

        1. Luân Trần Admin

          Bạn chọn CentOS hay Ubuntu đều được. Với người mới bắt đầu có thể sử dụng Ubuntu vì dễ sử dụng, đã được cài đặt sẵn nhiều ứng dụng. Cá nhân mình hay dùng CentOS

  24. TrườngKoo 1 comment

    Có hướng dẫn nào cho việc sử dụng SolusVM không bạn ơi?
    Cảm ơn!

    1. Luân Trần Admin

      Một chủ đề hay, mình sẽ note lại và viết bài hướng dẫn sau 😉

  25. steven 2 comment

    bài viết rất hay và hữu ích. mình đang cần những kiến như này để quản trị vps. thank Luân

        1. Luân Trần Admin

          Chạy được nhiêu site cũng được hết nhé, tài nguyên server có chịu tải nổi ko thôi