Bạn mới tìm hiểu về VPS và chưa biết bắt đầu từ đâu? Hãy yên tâm đọc bài này vì bạn đã đến đúng nơi cần đến rồi đó.

hocvps banner

Đầu tiên bạn cần hiểu được VPS khác biệt rất nhiều so với shared hosting. Với VPS bạn sẽ phải cài đặt toàn bộ mọi thứ từ webserver đến PHP, MySQL để website có thể hoạt động được. Do đó, bạn sẽ cần một số kiến thức kỹ thuật nhất định để sử dụng.

Trong trường hợp bạn không có điều kiện về thời gian, kiến thức kĩ thuật mà muốn sử dụng VPS, hãy tham khảo Dịch vụ cài đặt VPS của Học VPS.

I. Đăng ký VPS

Nếu bạn muốn VPS có chất lượng tốt, ổn định hãy lựa chọn một trong số các nhà cung cấp sau:

  1. Vultr chọn location Japan hoặc Singapore
  2. Digital Ocean chọn location Singapore hoặc San Francisco
  3. Linode chọn location Japan hoặc Singapore
  4. Ramnode chọn location Los Angeles hoặc Seattle

II. Tìm hiểu các kiến thức căn bản

Sau khi đăng ký xong VPS ở một trong số các nhà cung cấp trên, các bạn cần nắm được các câu lệnh SSH căn bản dùng để thao tác trên Linux.

Do toàn bộ thao tác cài đặt VPS thông qua dòng lệnh console, nên tất nhiên bạn cần phải biết cách dùng ZOC Terminal kết nối VPS, hoặc sử dụng PuTTY cũng được. Dùng ZOC hay hơn vì bạn có thể copy/paste thoải mái. Mình đang dùng công cụ này.

Tiếp theo tìm hiểu về một số Control Panel được giới thiệu trên Học VPS, cũng như tìm hiểu khái niệm LEMP, LAMP (2 loại webserver phổ biến nhất hiện nay).

Thông thường khi sử dụng shared hosting bạn sẽ có thông tin FTP để upload dữ liệu, tuy nhiên VPS thì khác, nếu muốn dùng FTP thì bạn phải cài thêm service vào. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng tài khoản root để upload dữ liệu thông qua giao thức sFTP, chậm hơn FTP một chút nhưng bù lại không phải cài thêm service, tiết kiệm RAM cho VPS.

VPS có một lệnh rất hay bạn nên biết đó là wget, cho phép bạn download trực tiếp file về server. Do đó, nếu bạn đang có file có direct link, hãy sử dụng công cụ này thay vì download xuống rồi up lên rất mất thời gian.

Đôi lúc sau khi cài đặt xong các service, bạn cần phải điều chỉnh lại file cấu hình để hoạt động ổn định hơn theo đúng nhu cầu. Để thực hiện việc này, bạn có thể kết nối sFTP download file xuống rồi sửa bằng Notepad, hoặc sử dụng nano editor để chỉnh sửa ngay trên server.

Cuối cùng là một số câu lệnh Linux bắt buộc phải nhớ trước khi tiến hành xây dựng VPS.

III. Xây dựng VPS

Sau khi chuẩn bị đủ các kiến thức căn bản (hoặc chuẩn bị sơ sơ cũng được vì khi cài đặt thực tế bạn sẽ hiểu rõ hơn), chúng ta sẽ bắt tay vào xây dựng VPS.

Đầu tiên, một việc bắt buộc nên làm mỗi khi bạn tạo mới VPS đó là kiểm tra swap đã kích hoạt chưa. Đây là một dạng bộ nhớ ảo chức năng tương tự RAM nhưng sử dụng ổ cứng để lưu trữ. Tác dụng của swap là để tăng thêm bộ nhớ cho server. Nếu VPS của bạn sử dụng ổ cứng SSD, chưa tạo swap thì hãy tham khảo ngay bài hướng dẫn cài đặt swap trên CentOS hoặc trên Ubuntu. Nhớ là ổ cứng SSD hoặc có tốc độ I/O cao thì mới dùng làm swap được nhé, nếu không sẽ làm giảm performance hệ thống.

Có 2 cách để cài đặt VPS đó là cài đặt tự động và cài đặt thủ công từng service một.

1. Cài đặt tự động VPS

Trong cài đặt tự động cũng có nhiều kiểu khác nhau, cài đặt cả hệ thống control panel có thể quản lý user, reseller, client tương tự như cPanel hoặc cài đặt tự động thông qua các bash script được một số cá nhân tự chế (trong đó có mình với HocVPS Script).

Đặc điểm chung của việc cài đặt tự động đó là quá trình cài đặt rất dễ dàng, nhanh gọn. Bạn chỉ cần chạy 1 vài câu lệnh, nhập một số thông tin căn bản cần thiết vào rồi ngồi uống cafe chờ nó tự cài đặt từ đầu đến cuối là xong.

Cài đặt cả control panel thì bạn dễ dàng sử dụng hơn do có giao diện trực quan nền web, tuy nhiên điểm yếu nó mang lại đó là việc phải cài đặt nhiều thành phần khác nhau dẫn đến tốn RAMcác vấn đề liên quan đến bảo mật do việc tự động cài đặt gây ra. Lời khuyên của mình là chỉ nên cài các control panel này để chơi cho biết, chứ không nên sử dụng lâu dài.

Một số control panel nổi bật hiện nay như: Zpanel, Vesta Control Panel hoặc Kloxo-MR.

Một số script tự động cũng rất nổi bật như: HocVPS Script (nổi bật nhất luôn), VPSSIM hoặc Centmin Mod

Mình khuyến khích các bạn sử dụng HocVPS Script vì script này chỉ cài đặt các thành phần bắt buộc phải có với mỗi webserver, không cài thêm các service không cần thiết khác, đảm bảo tiết kiệm RAM nhất và không sợ các vấn đề bảo mật. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm VPSSIM, cũng là bash script nhưng cài đặt sẵn khá nhiều service, tốn tài nguyên hệ thống hơn.

2. Cài đặt thủ công VPS

Cài đặt thủ công tuy bạn phải tự mày mò cài đặt từng service, tối ưu từng cái rất tốn thời gian, tuy nhiên bù lại bạn sẽ học hỏi được nhiều điều nhất.

Với những ai đang muốn bước chân vào thế giới VPS, thì mình khuyên nên mày mò tự cài đặt một webserver như LEMP hoặc LAMP, sau khi đã nắm rõ rồi hãy chuyển qua các script cài đặt tự động.

Mình có 2 bài hướng dẫn để các bạn tham khảo ở đây:

  1. Cài LEMP trên CentOS, webserver là nginx nên tốc độ và hiệu suất cao hơn so với Apache.
  2. Cài LAMP trên CentOS cho những bạn đã quen với Apache hoặc code có nhiều rule htaccess.

IV. Một số kiến thức cần thiết khác

Đây là những kiến thức cao cấp hơn, không sử dụng thường xuyên nhưng bạn cũng nên biết khi quản trị VPS.

1. Các thao tác với database

Thông thường bạn có thể tạo database và user thông qua phpMyAdmin với tài khoản MySQL root, tuy nhiên, cách truyền thống vẫn là thông qua dòng lệnh.

Tạo mysql user và database bằng lệnh

Các câu lệnh MySQL cần phải biết

Reset MySQL root password

Và còn nhiều bài viết hướng dẫn khác nữa trong chuyên mục Database

2. Tối ưu server

Khi đã có VPS hoạt động ổn định rồi thì việc tiếp theo chúng ta cần quan tâm đó là tối ưu để hoạt động tốt hơn. Một số bài viết các bạn nên tham khảo như:

– Cấu hình tối ưu cho VPS sử dụng HocVPS Script (chỉ với 2GB RAM chịu tải được hơn 4.600 người online)

– Sử dụng Varnish

Tối ưu LEMP server hoặc LAMP server.

– Tối ưu MySQL Query Cache

Tối ưu PHP với Zend OPcache

Cache database với memcached

Tăng tốc Nginx web server với Pagespeed

3. Sao lưu server

– Backup VPS với Duplicity

4. Một số package cần thiết khác

phpMyAdmin trên CentOS hoặc Ubuntu

Email

Hi vọng với bài viết tổng hợp này, các bạn đã có định hướng rõ ràng hơn để bắt đầu sử dụng VPS. Mọi băn khoăn thắc mắc vui lòng để lại comment bên dưới, mình sẽ trả lời cẩn thận.

Comment của bạn

Lưu ý: tất cả comment đều được kiểm duyệt cẩn thận! Nếu có code bạn hãy up lên pastebin.com rồi để lại link trong comment.

420 Comments

  1. Uy Nguyen 7 comment

    Location ở Singapore hình như chưa ổn định nên anh Luân chưa cập nhật để kế bên hoặc thay thế Japan phải không ạ? 😀

  2. Trung 1 comment

    Luân ơi cho mình hỏi chút

    mình thử cài = tay ko dùng hocscript

    mình đã cài centos 6.5 và giờ mình muốn tạo hostname để phần ra từng domain giờ tạo như nào và cả cấu hình virtual host như nào để trỏ nữa

  3. Đạt Nguyễn 2 comment

    Chào ad Luân Trần,
    Ad cho mình xin nick mạng xã hội, mình nhờ Ad tư vấn giúp mình về VPS nhé. Mình cần VPS để scan SSH, thuê thì vừa chậm vừa ko vừa ý và giá cao.
    Nếu đc, Ad có mở khóa học dạy về VPS thì mình xin đăng ký

  4. Bui thang 9 comment

    Làm thể nào để xoa cache vậy Luân? Mình cài hocvps mà khi sửa 1 chút css thì phải chờ rất lâu website mới hiển thị đoạn code mới.

    1. Việt Phương Moderator

      Bạn truy cập tool Zend Opcache trên HocVPS để reset cache PHP nhé.
      Tuy vậy, css và html thì Zend không quản lý. Bạn có sử dụng bên thứ 3 nào không, ví dụ Cloudfare? Bạn thử disable Cloudfare xem

  5. Lucas 1 comment

    bạn ơi, tớ có chút thắc mắc là tớ muốn làm site phim thì có phải dùng vps up video là tốt nhất không? hay là dùng hosting nào? nếu dùng vps là chuẩn nhất rồi thì tớ muốn hỏi là vps có gói nào cho up không giới hạn và băng thông xem không giới hạn không? và nếu có thì gói đó bao nhiêu tiền? tớ nên mua ở đâu là tốt nhất, đảm bảo chất lượng xem nhất.

    1. Luân Trần Admin

      Thường không nên dùng VPS để làm site phim nhé bạn, chi phí băng thông và disk cực cao

  6. vannguyen 29 comment

    1. Cài đặt tự động VPS

    Luân cho hỏi, khái niệm cài VPS tự động như mục 1 là cài đặt cho cái máy tính ảo hay như khi đăng ký mua VPS của Vultr mình đặt lệnh cài Worpress tự động để tạo web wordpress tự động, hai hành động này là khác nhau hay là 1 trong cách diễn giải của bạn?

    Mình đã cài wp tự động thông qua tính năng của thằng Vultr thì có cần cài đặt VPS tự động như hướng dẫn của bạn nữa ko

    1. Luân Trần Admin

      Nói nôm na đó là thao tác để sau khi order xong VPS có thể dùng được. Khi bạn chọn WordPress khi cài VPS, hệ thống sẽ tự động cài đặt các service cần thiết để server hoạt động được.

  7. long 1 comment

    mình đang chiến MMo , cpa Luân ơi cho mình hỏi chút,1 vps có thể dùng mấy địa chỉ ip vậy để click và đăng ký chiến cpa vậy

    1. Việt Phương Moderator

      1VPS khi setup có 1 địa chỉ IP riêng. Bạn có thể mua thêm.Ví dụ Vultr cho mua thêm 1 IP giá 2$/tháng

  8. Huy Vũ 2 comment

    Chào Luân !
    Luân cho mình hỏi hiện nay mình đang chạy 1 site tin tức bằng wp.Mình đang cần thuê sever tuy nhiên mình nên cài gì để hiệu quả với site tin tức bằng wp ( site của mình lấy tin tức tự động,lượng truy cập tương đối) .Cảm ơn Luân

    1. Luân Trần Admin

      Mình suggest bạn cài HocVPS Script cho server để tiết kiệm tài nguyên nhất. Sau đó tôi ưu thêm cache cho website, có thể thêm Varnish cache, chuyển hết cache lên RAM để tăng performance.

    1. Phương Moderator

      Chào bạn 🙂
      Bạn có thể nói cụ thể cần trợ giúp vấn đề gì không

  9. Hung 11 comment

    Cho mình hỏi là làm sao có thể bật được chức năng redirect, file .htaccess thì mình thấy có rồi, add redirect 301 rồi mà không được

      1. Hung 11 comment

        Mình dùng HocVPS.
        Vậy làm sao có thể redirect được những link cũ của site (wordpress)?

          1. Hung 11 comment

            Mình cần đổi link của category, trước dạng này /category/…. sau mình đổi sang /chuyen-muc/… wordpress ko tự động redirect link dạng đó cua category

          2. Luân Trần Admin

            Bạn dùng plugin Redirection để cấu hình thêm nhé. WP không tự redirect.

  10. huykon225 3 comment

    anh ơi cái này là làm với VPS Linux chứ không phải VPS Window đúng k ạ ? Nếu muốn cấu hình cho VPS window thì làm như nào vậy ??

      1. huykon225 3 comment

        em muốn cấu hình để chạy 1 website ạ. Em k có nhiều kiến thức về VPS nên e không biết làm thế nào ạ ! Mong a chỉ giúp

        1. Dinh Le Giang 51 comment

          Bạn cài winserver rồi bật IIS lên là tha hồ mà chạy, winserver tích hợp sẵn rồi.
          Nhưng khuyên bạn thật lòng. Hãy kiếm cái diễn đàn của ASP.NET mà hòi, đa phần ở đây là php thôi

  11. Tuấn Jujube 6 comment

    Em đang bị lỗi này
    “nginx: [emerg] open() “/home/nháansamtot.com/logs/access.log” failed (2: No such file or directory)
    nginx: configuration file /etc/nginx/nginx.conf test failed”

    Các domain add mới không thể làm gì được, truy cập vào thì hiển thị nội dung của primary domain

    1. Luân Trần Admin

      Bạn add domain nhập tiếng việt có dấu à, giờ xóa file .conf có dấu ở thư mục /etc/nginx/conf.d/ đi nhé.

  12. Tân 7 comment

    Anh Luân ơi, sao trình quản lý eXtplorer nó không nén lại các file trên server được anh ? nén lại bị thiếu nhiều file lắm anh

    1. Tân 7 comment

      Okie, em quên hocvps có chức năng backup..em đã tự giải quyết xong rồi ạ 😀

      1. Luân Trần Admin

        Thế thì khả năng do file nén dung lượng cao quá, PHP không xử lý được?

    2. Huy 7 comment

      Mình cũng bị như vậy, mình muốn tìm địa chỉ chính xác chứa các file nén lưu tạm để xóa bớt. Nó nằm ở đâu vậy? Luân chỉ mình nhé!
      Ví dụ như khi cài sentora thì nó nằm ở /etc/sentora/panel/etc/tmp/

      1. Việt Phương Moderator

        Ý bạn là chức năng backup? Nếu bạn không thiết lập auto backup thì HocVPS script không có tự động backup để có file đâu bạn? Hay bạn muốn hỏi file nén của ứng dụng khác

  13. Huy Vu Tran 21 comment

    root /home/thongtincapnhat.com/public_html
    đây mà bạn, dùng vpssim nặng quá

      1. Le Xuan Dung 2 comment

        Chào Luân…
        Luân ơi mình tải auto script install cho centos, debian và ubuntu về cài thì thấy cấu hình server là udp. Làm sao để thay udp thành tcp đc, giúp mình nhá. Cảm ơn nhiều.

  14. Huy Vu Tran 21 comment

    đúng vậy mình đã xóa nó đi và upcode lên nhưng mình nói ở đây là mình upcode trong thư mục “thongtincapnhat.com” nhưng nó lại redirect về thư mục “demo”, cái này sửa thế nào để tên miền nó redirect đúng về cái thư mục thongtincap.com trên vps vậy. Mình dùng digiocean

      1. Huy Vu Tran 21 comment

        nhưng mình up code lên rồi cơ mà sao nó chỉ ra welcom nginx mà đây là file index.htlml trong folder demo chứ không phải folder thongtincapnhat.com

        1. Luân Trần Admin

          Tất cả domain add vào đều có 1 file index.html ở thư mục public_html

    1. Luân Trần Admin

      Thế thì bạn login SSH, chạy lệnh hocvps rồi chọn chức năng Thêm website là có thư mục riêng cho domain mới.

  15. Huy Vu Tran 21 comment

    bạn có thể hướng dẫn mình thêm nhiều website độc lập không liên quan tới nhau trên 1 vps được không, sao mình cứ thêm trang web khác là nó redirect hết về trang đầu tiên thêm vào lúc cài đặt vậy

  16. hieu 4 comment

    anh Luân cho em hỏi e muốn host nhiều domain trên VPS, mỗi domain 1 IP được k? Em muốn làm PBN thì dùng 1 VPS hay mua nhiều cái?
    Anh có hướng dẫn nào tạo host để làm PBN k?

      1. hieu giap 4 comment

        cảm ơn anh Luân, traffic em là global thì nên dùng vps của nhà cung cấp nào? Anh giới thiệu chủ yếu VPS cho traffic VN ạ

        1. Luân Trần Admin

          Traffic Global cũng chọn trong list đó, khi đăng ký chọn location US là ok

  17. Chu Tuấn 23 comment

    Bác Luân ơi giờ tự nhiên ko vào được filemanager, serverinfo. Web thì vẫn bình thường. Mình ko thực hiện thay đổi gì ở VPS, giờ phải fix thế nào bác?

  18. tin 1 comment

    Cho e hỏi e mún dùng vps để tạo 1 sever cho gta thì phải thông qua bước gì ạ

  19. van pham 1 comment

    bạn oi cho hỏi mình cài vps voi service virturbox khi start thi ser báo như thế này mình phải làm sao vậy bạn
    no bootable medium found ,system halted
    Mong bạn reply giúp cám ơn

  20. may xong hoi 7 comment

    Minh thao tác và đã backup code rồi up lên vps rồi. Nhưng khi truy cập trang web nó báo lỗi chỉ hiện 1 bảng, trên đầu có dòng chữ : nginx ……..- vps/server setup by vpssim

    Bên dưới là hiển thị những thông tin khác.

    Bạn cho hỏi là có phải xóa cache hay gì tren vps để site chạy không ạ. mình làm cả 2 site đều bị thế.

    cám ơn bạn

      1. nha 7 comment

        co phải nó làm trong thư mục ten site/public_html/ phải không bạn. Nó báo lỗi là không tìm thấy máy chủ.

  21. Truong 10 comment

    Cho mình hỏi, mình cài hocvps và wordpress xong, khi up file .mp4 thì member không tải về được, chỉ play được

    1. Luân Trần Admin

      Bạn mở file cấu hình Nginx của domain ở thư mục /etc/nginx/conf.d/, tìm dòng có đoạn: location ~* \.(3gp|gif|jpg|jpeg|png|ico|wmv|avi|asf|asx|mpg|mpeg|mp4|pls|mp3|mid|wav|swf|flv|exe|zip|tar|rar|gz|tgz|bz2|uha|7z|doc|docx|xls|xlsx|pdf|iso|eot|svg|ttf|woff)$ {

      Bỏ bớt mp4 đi rồi restart Nginx coi có ok ko?

  22. Trưởng 10 comment

    Không biết có cái từ hay ngôn ngữ gì để diễn tả cảm xúc của e bây giờ.
    Kiểu xúc động vui sướng rơi nước mắt khi tìm được bài viết chất lượng như này.
    ĐỈnh ĐỈnh ĐỈnh.
    Cảm ơn anh.

    1. Luân Trần Admin

      He he, còn nhiều thứ phải học hỏi lắm. Bạn cứ đọc, tìm hiểu dần dần, có gì không hiểu comment mình sẽ trả lời.

  23. Việt Hoàng 13 comment

    mình chưa dùng vps bao giờ và muốn chuyển từ host sang vps. vậy Luân cho mình hỏi dùng vps có chạy đc nhiều site/1vps không?

  24. phuc 2 comment

    Có ai dung thử cái này của google chưa nhỉ? https://cloud.google.com/
    mình đang muốn dung 1 vps cho web mà thức sự là chưa bit j về linux. va cug chưa bit cách cấu hình vps để ra đc các cpanel mong muốn nữa. nên cug khá là ngại khi miếm một máy chủ ảo.
    nay thấy gói này try free nên muốn thử. nhờ anh em tư vân dùm!

  25. namhuy 3 comment

    anh oi giúp em với ạ, em cài zpanel theo hướng dẫn của anh chạy ngon rùi nhưng sao khi em thao tác với file thì nó vẫn không có phản ứng gì mà chỉ hiện trang login zpanel ạ, em đã tạo dub domain nhưng nó cũng như vậy, em phải làm thế nào bjo anh ơi.

    1. Luân Trần Admin

      Bạn phải add domain hoặc subdomain vào hệ thống. Đợi 5 phút gì đó để nó cập nhật xong mới thao tác được nhé.

  26. Vu 1 comment

    Mình đang dùng vps của google. Mới đây có vào nghịch, tắt mất chức năng romote desktop rồi, h ko kết nối dc với vps nữa, ai biết cách kết nối lại k chỉ mình với:((